Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC093A01 : G - Hạ thứ 12 tại Veranjà, xứ Kosala (năm -578) Nạn đói tại Veranjà[
Sắp đến mùa an cư thứ 12, lúc Phật thuyết pháp dưới cội cây Nimba to lớn mát mẻ, trong khu vườn của ông Naleru, tại làng Veranjà, thuộc xứ Kosala, có một thí chủ Bà-la-môn giàu có tên Agnidattà đến nghe và nêu lên các nghi vấn về Đức Phật nhờ Phật giải thích. Ông Agnidattà hỏi: –Thưa ngài Gotama, tôi được nghe điều này “Sa môn Gotama không cung kính đối với các vị Bà la môn lớn tuổi, già cả, có uy tín, không đứng dậy chào hỏi, không mời ngồi; như vậy thật không thích đáng”. Có đúng như thế không ? –Này Bà la môn, Như Lai không thấy ai trong thế gian hoặc trong các cõi trời mà Như Lai có thể bày tỏ sự cung kính, vì nếu Như Lai làm như thế thì đầu vị ấy sẽ bị vỡ tan. –Thưa ngài Gotama, tôi được nghe nói sa môn Gotama không biết về phẩm chất (arasarùpo). Có đúng như thế không ?
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:4999

Các tên gọi khác

Sắp đến mùa an cư thứ 12, lúc Phật thuyết pháp dưới cội cây Nimba to lớn mát mẻ, trong khu vườn của ông Naleru, tại làng Veranjà, thuộc xứ Kosala, có một thí chủ Bà-la-môn giàu có tên Agnidattà đến nghe và nêu lên các nghi vấn về Đức Phật nhờ Phật giải thích. Ông Agnidattà hỏi: –Thưa ngài Gotama, tôi được nghe điều này “Sa môn Gotama không cung kính đối với các vị Bà la môn lớn tuổi, già cả, có uy tín, không đứng dậy chào hỏi, không mời ngồi; như vậy thật không thích đáng”. Có đúng như thế không ? –Này Bà la môn, Như Lai không thấy ai trong thế gian hoặc trong các cõi trời mà Như Lai có thể bày tỏ sự cung kính, vì nếu Như Lai làm như thế thì đầu vị ấy sẽ bị vỡ tan. –Thưa ngài Gotama, tôi được nghe nói sa môn Gotama không biết về phẩm chất (arasarùpo). Có đúng như thế không ?

General Information

Danh sách : Liên quan
:
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC093A01 : G - Hạ thứ 12 tại Veranjà, xứ Kosala (năm -578) Nạn đói tại Veranjà[

7- Hạ thứ 12 tại Veranjà, xứ Kosala (năm -578)

 

Nạn đói tại Veranjà[1]

 

Sắp đến mùa an cư thứ 12, lúc Phật thuyết pháp dưới cội cây Nimba to lớn mát mẻ, trong khu vườn của ông Naleru, tại làng Veranjà, thuộc xứ Kosala, có một thí chủ Bà-la-môn giàu có tên Agnidattà đến nghe và nêu lên các nghi vấn về Đức Phật nhờ Phật giải thích. Ông Agnidattà hỏi:

Thưa ngài Gotama, tôi được nghe điều này “Sa môn Gotama không cung kính đối với các vị Bà la môn lớn tuổi, già cả, có uy tín, không đứng dậy chào hỏi, không mời ngồi; như vậy thật không thích đáng”. Có đúng như thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai không thấy ai trong thế gian hoặc trong các cõi trời mà Như Lai có thể bày tỏ sự cung kính, vì nếu Như Lai làm như thế thì đầu vị ấy sẽ bị vỡ tan.

Thưa ngài Gotama, tôi được nghe nói sa môn Gotama không biết về phẩm chất (arasarùpo). Có đúng như thế không ?

Này Bà la môn, các phẩm chất về sắc, về thinh, về hương, về vị, về xúc đã được Như Lai tận diệt, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama không biết thưởng thức (nibbhogo). Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, các sự thưởng thức về sắc, thinh, hương, vị, xúc đã được Như Lai diệt tận, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai. Thưởng thức là nguyên nhân sinh ái nhiễm.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama thuyết về không hành động (akiriyavàdo). Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai thuyết về không hành động các điều ác, các điều bất thiện về thân, về lời, về ý.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama thuyết về đoạn diệt (ucchedavàdo). Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai thuyết về sự đoạn diệt luyến ái, sân hận, si mê, về sự đoạn diệt các pháp ác và bất thiện.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama có sự ghê tởm (jegucchì). Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai ghê tởm thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, ghê tởm sự tạo thành các pháp ác và bất thiện dưới nhiều hình thức.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama là người cách ly (venayiko), xa lìa, từ bỏ. Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai thuyết về pháp môn đưa đến cách ly, xa lìa, từ bỏ đối với luyến ái, tham, sân, si; cách ly, xa lìa, từ bỏ đối với các pháp ác, các pháp bất thiện dưới nhiều hình thức.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama là người thoát khỏi bào thai (apagabbho), không còn tái sanh nữa. Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, chúng sanh sống trong vô minh ví như gà con đang ở trong quả trứng, bị trùm kín lại. Như Lai là người duy nhất đã phá vỡ vỏ trứng vô minh và chứng đắc quả vị Chánh Đẳng Giác vô thượng ở trên đời. Do đó Như Lai là người đứng đầu và cao cả nhất của thế gian nhờ đã nổ lực tinh tấn thành tựu Tám Thánh Đạo; ly dục ly bất thiện pháp, tâm sanh hỷ lạc, chứng đạt và an trú thiền thứ nhất, có tầm có tứ; đình chỉ tầm và tứ, nội tĩnh nhất tâm, tâm sanh hỷ lạc, chứng đạt và an trú thiền thứ hai; ly hỷ trú xả, xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú thiền thứ ba; xả lạc xả khổ, ly hỷ ưu đã cảm thọ trước, với tâm xả niệm thanh tịnh, chứng đạt và an trú thiền thứ tư; rồi với tâm an trụ, thuần tịnh, không vọng tưởng, không phiền não, nhu thuận, dễ sử dụng, hướng tâm đến Túc Mạng minhThiên Nhãn minhvà Lậu Tận minh. Như vậy Như Lai đã diệt tận vô minh và làm cho minh sanh khởi, cũng như con gà con phá vỏ trứng để thoát ra ngoài ánh sáng vậy. Như Lai tự biết việc cần làm đã làm xong, sẽ không còn tái sanh nữa.

Thưa ngài Gotama, ngài quả là bậc Thế Tôn, bậc Vô Thượng, bậc lãnh đạo sáng suốt. Con xin ngài hoan hỉ thu nhận con làm đệ tử tại gia từ nay cho đến trọn đời con, và con xin ngài và thánh chúng hãy nhập hạ năm nay tại vườn xoài nhà con, con sẽ chu cấp mọi vật dụng cần thiết.

Đức Phật chấp thuận bằng sự im lặng. Nhưng ông Agnidattà thường bận rộn với việc đi xa buôn bán, ít khi có mặt ở nhà. Trong khi đó nạn đói xảy ra tại Veranjà, ngay trong mùa an cư.

Các vị khất sĩ than thở với nhau là thức ăn xin được mỗi ngày càng lúc càng hiếm. Có nhiều thầy đi khất thực về với chiếc bình bát rỗng không. Các thầy phải ngồi chung lại chia nhau thức ăn xin được. Dân chúng cho biết năm nay ở đây mất mùa, kho lúa dự trữ của chính quyền địa phương cũng sắp cạn, nhà cầm quyền phải phát thẻ cứu trợ thực phẩm cho dân chúng. Dân chúng không đủ ăn thì làm gì có để cúng dường. Số lượng 500 vị khất sĩ nhập hạ là một số lượng quá lớn đối với số dân chúng trong làng.

Đại đức Moggallàna đề nghị nên dời về làng Uttarakuru ở miền nam để tiếp tục an cư, vì ở đó không có nạn đói. Phật bảo :

Không nên làm thế, Moggallàna. Có phải chỉ có một mình mình đói mà thôi đâu. Cả dân làng đều đói, chỉ trừ những nhà giàu. Nếu ta vì đói mà bỏ đi, không chia xẻ những khó khăn, thì làm sao thông cảm được nỗi khổ của dân chúng ở đây ? Này Moggallàna, chúng ta nên ở lại đây cho đến hết mùa an cư.

Một hôm, sau khi đi khất thực về, đại đức Ànanda vào nhà gia chủ mượn một cái cối rồi đổ lúa mạch trong bình bát ra giã đi giã lại trong cối nhiều lần rồi đổ vào một cái trẹt sàng sẩy cho sạch trấu. Xong đâu đấy đại đức lại cho lúa mạch vào bình bát và mang đến sớt vào bát của đức Thế Tôn mời ngài độ ngọ. Phật hỏi :

Này Ànanda, hôm nay thầy đi khất thực được những gì mà còn mang đến chia sẻ với Như Lai nữa vậy ?

Bạch Thế Tôn, đây là lúa mạch đã được con giã sạch trấu và sàng sẩy kỹ lưỡng nên có thể cho người dùng được.

Phật khen :

Thời buổi này mà quý thầy có được thức ăn như vầy là quý lắm rồi. Mà thầy tìm ở đâu ra vậy ?

 

Bạch Thế Tôn có một thương gia buôn ngựa từ xứ Uttaràpatha ở miền bắc đến, đem theo 500 con ngựa, hiện đang ở tại Veranjà. Sáng hôm nay, con đến trước nhà ông ấy để khất thực. Qua câu chuyện hỏi thăm con về giáo lý, pháp môn tu học và tình trạng của giáo đoàn tại đây, ông thương gia ấy nói với con là hôm nào không xin được thức ăn thì các vị khất sĩ có thể ghé nhà ông để nhận lãnh mỗi vị một bụm tay lúa mạch ăn cho đỡ đói. Lúa mạch này được dự trữ cho ngựa ăn, nhưng phẩm chất khá tốt, có thể giã trấu rồi sàng sẩy sạch sẻ cho người ăn rất bổ dưỡng. Nghe nói thế, con liền ngỏ ý xin thêm một phần về cho Thế Tôn.

Vậy thầy hãy báo tin này cho các vị khất sĩ biết.

Thầy Ànanda ngồi nhìn Phật bốc lúa mạch ăn một cách thản nhiên và ngon lành. Thầy bồi hồi cảm động trước một vị đế vương, một vị giáo chủ đang sống một cuộc đời vô cùng đạm bạc.

Sau buổi pháp thoại chiều hôm đó, đại đức Ànanda báo tin cho đại chúng biết lời nguyện cúng dường lúa mạch của người chủ ngựa. Thầy dặn thêm là chỉ khi nào không xin được thức ăn mới đến nhận lúa mạch vì số lượng lúa mạch cúng dường được trích ra từ các phần ăn của 500 con ngựa.

.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca 

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications