Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC148A01 : G - Hạ 31 Phật giảng cách THÂM NHẬP Giáo Pháp
Một hôm, trong giờ thuyết pháp, Phật nói với các vị khất sĩ : –Này các thầy, hôm nay Như Lai sẽ giảng về sáu điều cần biết rõ để thắng tri, để thâm nhập Giáo Pháp. Các thầy hãy lắng nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng. –Thưa vâng, bạch Thế tôn. –Này các thầy, để thắng tri, để thâm nhập Giáo Pháp giác ngộ và giải thoát, các thầy cần hiểu biết rõ ràng về ái dục, về cảm thọ, về nhận thức, về lậu hoặc, về nghiệp, về khổ. Đó là sáu kiến thức căn bản để thâm nhập Giáo Pháp, để nắm vững cách hành trì các pháp môn tu tập. Sáu kiến thức đó là:
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:5073

Các tên gọi khác

Một hôm, trong giờ thuyết pháp, Phật nói với các vị khất sĩ : –Này các thầy, hôm nay Như Lai sẽ giảng về sáu điều cần biết rõ để thắng tri, để thâm nhập Giáo Pháp. Các thầy hãy lắng nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng. –Thưa vâng, bạch Thế tôn. –Này các thầy, để thắng tri, để thâm nhập Giáo Pháp giác ngộ và giải thoát, các thầy cần hiểu biết rõ ràng về ái dục, về cảm thọ, về nhận thức, về lậu hoặc, về nghiệp, về khổ. Đó là sáu kiến thức căn bản để thâm nhập Giáo Pháp, để nắm vững cách hành trì các pháp môn tu tập. Sáu kiến thức đó là:

General Information

Danh sách : Liên quan
:
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC148A01 : G - Hạ 31 Phật giảng cách THÂM NHẬP Giáo Pháp

Phật giảng cách THÂM NHẬP Giáo Pháp[3]

 

Một hôm, trong giờ thuyết pháp, Phật nói với các vị khất sĩ :

Này các thầy, hôm nay Như Lai sẽ giảng về sáu điều cần biết rõ để thắng tri, để thâm nhập Giáo Pháp. Các thầy hãy lắng nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng.

Thưa vâng, bạch Thế tôn.

Này các thầy, để thắng tri, để thâm nhập Giáo Pháp giác ngộ và giải thoát, các thầy cần hiểu biết rõ ràng về ái dục, về cảm thọ, về nhận thức, về lậu hoặc, về nghiệp, về khổ. Đó là sáu kiến thức căn bản để thâm nhập Giáo Pháp, để nắm vững cách hành trì các pháp môn tu tập. Sáu kiến thức đó là:

1- Kiến thức về ái dục (ham muốn), ái dục sanh khởi, ái dục sai biệt, ái dục dị thục[4], ái dục đoạn diệt, con đường đưa đến ái dục đoạn diệt.

Này các thầy, có năm dục trưởng dưỡng là các sắc, các tiếng, các hương, các vị, các xúc khả ý, khả lạc, khả hỷ, khả ái, hấp dẫn, lôi cuốn. Sự tiếp xúc giữa căn và trần là duyên khởi các dục. Tác dụng khác nhau của sắc, thanh, hương, vị, xúc vào tâm là các dục sai biệt. Khi ham muốn (ái dục) một cái gì liền có một tự ngã khởi lên bám sát vào vật ấy dẫn đến những hành động tạo nghiệp về thân khẩu ý, đó gọi là dục dị thục (hậu quả của dục). Khi xúc (căn, trần và thức) đoạn diệt là dục đoạn diệt. Bát Chánh Đạo là con đường đưa đến các dục đoạn diệt.

2- Kiến thức về cảm thọ (cảm giác), cảm thọ sanh khởi, cảm thọ sai biệt, cảm thọ dị thục, cảm thọ đoạn diệt, con đường đưa đến cảm thọ đoạn diệt.

Này các thầy, có ba loại cảm thọ là lạc thọ, khổ thọ và phi khổ phi lạc thọ. Sự tiếp xúc giữa căn và trần là duyên khởi các cảm thọ. Có lạc thọ liên hệ đến vật chất, có lạc thọ không liên hệ đến vật chất, có khổ thọ liên hệ đến vật chất, có khổ thọ không liên hệ đến vật chất, có phi khổ phi lạc thọ liên hệ đến vật chất, có phi khổ phi lạc thọ không liên hệ đến vật chất, đó là các cảm thọ sai biệt. Khi cảm thọ một cái gì liền có một tự ngã khởi lên bám sát vào vật ấy dẫn đến những hành động tạo nghiệp về thân khẩu ý, đó gọi là cảm thọ dị thục (hậu quả của cảm thọ). Khi xúc (căn, trần và thức) đoạn diệt là cảm thọ đoạn diệt. Bát Chánh Đạo là con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt.

3- Kiến thức vể nhận thức (perception), nhận thức sanh khởi, nhận thức sai biệt, nhận thức dị thục, nhận thức đoạn diệt, con đường đưa đến nhận thức đoạn diệt.

Này các thầy, có sáu nhận thức là nhận thức về sắc, nhận thức về thanh, nhận thức về hương, nhận thức về vị, nhận thức về xúc và nhận thức về pháp (ý). Sự tiếp xúc giữa căn và trần là duyên khởi các nhận thức. Có sự khác nhau giữa các nhận thức về sắc, về thanh, về hương, về vị, về xúc và về pháp (ý), đó gọi là các nhận thức sai biệt. Sau khi nhận thức một sự vật rồi mới có cảm giác và ý tưởng về sự vật ấy: các nhận thức đưa đến cảm thọ, ý tưởng và lòng ham muốn, đó gọi là các nhận thức dị thục (hậu quả của nhận thức). Khi xúc (căn, trần và thức) đoạn diệt là nhận thức đoạn diệt. Bát Chánh Đạo là con đường đưa đến nhận thức đoạn diệt.

4- Kiến thức về các lậu hoặc (àsava, phiền não), các lậu hoặc sanh khởi, các lậu hoặc sai biệt, các lậu hoặc dị thục, các lậu hoặc đoạn diệt, con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt.

Này các thầy, có ba lậu hoặc là dục lậu[5], hữu lậu[6]và vô minh lậu[7]. Vô minh là duyên khởi các lậu hoặc. Có các lậu hoặc đưa đến địa ngục, có các lậu hoặc đưa đến bàng sanh, có các lậu hoặc đưa đến ngạ quỷ, có các lậu hoặc đưa đến thế giới loài người, có các lậu hoặc đưa đến thế giới chư Thiên, đó gọi là các lậu hoặc sai biệt. Vô minh diệt là các lậu hoặc đoạn diệt. Bát Chánh đạo là con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt.

5- Kiến thức về nghiệp (kamma, karma), các nghiệp sanh khởi, các nghiệp sai biệt, các nghiệp dị thục, các nghiệp đoạn diệt, con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt.

Này các thầy, có ba nghiệp: suy tư là ý nghiệp, nói năng là khẩu nghiệp, hành động là thân nghiệp. Có nghiệp đưa đến địa ngục, có nghiệp đưa đến bàng sanh, có nghiệp đưa đến ngạ quỷ, có nghiệp đưa đến thế giới loài người, có nghiệp đưa đến thế giới chư Thiên, đó gọi là các nghiệp sai biệt. Có nghiệp đưa đến quả báo ở đời hiện tại, có nghiệp đưa đến quả báo ở đời sau, có nghiệp đưa đến quả báo ở đời sau nữa, đó gọi là các nghiệp dị thục. Khi xúc (căn, trần và thức) đoạn diệt là nghiệp đoạn diệt. Bát Chánh Đạo là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt.

6- Kiến thức về khổ, các khổ sanh khởi, các khổ sai biệt, các khổ dị thục, các khổ đoạn diệt, con đường đưa đến các khổ đoạn diệt.

Này các thầy, sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, lo sợ buồn rầu là khổ, mong cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ. Tham ái là duyên khởi các khổ. Có khổ ít, có khổ nhiều, có khổ lâu hết, có khổ mau hết, đó là các khổ sai biệt. Có hạng người bị khổ chinh phục, tâm bị ràng buộc, âu sầu, bi thảm, than van, khóc lóc, đi đến bất tỉnh; do đó đi tìm bên ngoài xem có ai biết được một hai câu thần chú hay có cách nào để đoạn diệt khổ này. Ta tuyên bố rằng khổ đưa đến mê loạn, đưa đến tìm kiếm, đây là các khổ dị thục. Tham ái đoạn diệt là khổ đoạn diệt. Bát Chánh Đạo là con đường đưa đến khổ đoạn diệt.

Này các thầy, những điều Như Lai vừa nói là những kiến thức căn bản để hiểu rõ, để thắng tri, để nắm vững, để thâm nhập Giáo Pháp giác ngộ và giải thoát, các thầy nên suy niệm và thực hành.

.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca 

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications