Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Kinh Tạp A Hàm-TA 1028 - KINH 1028. TẬT BỆNH (3)[18]
Kinh Tạp A Hàm-TA 1028 - KINH 1028. TẬT BỆNH (3)[18]
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:4531

Các tên gọi khác

Kinh Tạp A Hàm-TA 1028 - KINH 1028. TẬT BỆNH (3)[18]

General Information

Danh sách : Liên quan
:
Kinh Tạp A Hàm-TA 1028 - KINH 1028. TẬT BỆNH (3)[18]

KINH 1028. TẬT BỆNH (3)[18]
Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có nhiều Tỳ-kheo cùng tụ tập ở giảng đường Già-lê-lệ[19]. Lúc đó có nhiều Tỳ-kheo bệnh.

Buổi chiều sau khi Thế Tôn từ thiền tịnh tỉnh giấc, đến giảng đường Già-lê-lệ, trải tòa ngồi trước đại chúng, rồi bảo các Tỳ-kheo:

“Nên chánh niệm, chánh trí để đợi thời. Đó là giáo huấn của Ta[20]. Này các Tỳ-kheo, thế nào là chánh niệm? Là Tỳ-kheo sống quán niệm thân trên thân, tinh cần, chánh niệm, chánh trí, điều phục tham ưu thế gian, sống quán niệm ngoại thân trên thân, sống quán niệm nội ngoại thân trên thân; nội thọ, ngoại thọ, nội ngoại thọ; nội tâm, ngoại tâm, nội ngoại tâm; sống quán niệm nội pháp, ngoại pháp, nội ngoại pháp, phương tiện tinh cần, chánh niệm, chánh trí, điều phục tham ưu thế gian. Đó gọi là Tỳ-kheo ức niệm chánh.

“Thế nào là chánh trí? Tỳ-kheo hoặc tới hoặc lui, an trụ chánh trí; nhìn trông, quán sát, co, duỗi, cúi, ngước, nắm cầm y bát, đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức... cho đến năm mươi, sáu mươi người nói năng hay im lặng đều hành với chánh trí. Tỳ-kheo, đó gọi là chánh trí. Cũng thế, Tỳ-kheo nào an trụ vào chánh niệm, chánh trí, có thể khởi cảm thọ lạc, có nhân duyên chứ không phải không nhân duyên.

“Thế nào là nhân duyên? Duyên vào thân khởi suy nghĩ: ‘Thân này của ta là vô thường, hữu vi, tâm nhân duyên sanh. Cảm thọ lạc cũng vô thường, hữu vi, tâm nhân duyên sanh’. Quán sát thân và cảm thọ lạc, quán sát vô thường, quán sát sanh diệt, quán sát ly dục, quán sát diệt tận, quán sát xả. Vị ấy quán sát thân cùng với cảm thọ lạc là vô thường... cho đến xả. Nếu ở nơi thân và cảm thọ lạc mà kết sử tham dục[21] vĩnh viễn không còn sai sử nữa[22]. Cũng vậy, với chánh niệm, chánh trí, biết cảm thọ khổ phát sanh, có nhân duyên chứ không phải không nhân duyên.

“Thế nào là nhân duyên? Cũng vậy, duyên vào thân khởi tư duy: ‘Thân này của ta là vô thường, hữu vi, tâm nhân duyên sanh. Cảm thọ khổ cũng vô thường, hữu vi, tâm nhân duyên sanh’. Quán sát thân và cảm thọ khổ, là vô thường cho đến xả. Ở nơi thân này và cảm thọ khổ mà kết sử sân nhuế vĩnh viễn không còn sai sử nữa. Cũng vậy, với chánh niệm, chánh trí, biết cảm thọ không khổ, không vui phát sanh, có nhân duyên chứ không phải không nhân duyên.

“Thế nào là nhân duyên? Là duyên vào thân khởi suy nghĩ: ‘Thân này của ta là vô thường, hữu vi, tâm nhân duyên sanh. Cảm thọ chẳng khổ chẳng lạc, cũng vô thường, hữu vi, tâm nhân duyên sanh’. Quán sát thân và cảm thọ không khổ, không lạc kia, là vô thường cho đến xả. Nếu những gì ở nơi thân và cảm thọ không khổ không lạc mà kết sử vô minh sử vĩnh viễn không còn sai sử nữa. Đa văn Thánh đệ tử quán sát như vậy, đối với sắc yểm ly, đối với thọ, tưởng, hành, thức yểm ly. Đã yểm ly rồi, ly dục. Ly dục rồi, được giải thoát, giải thoát tri kiến: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ:

Khi đang cảm giác lạc;

Không biết cảm giác lạc.

Vì kết sử tham dục,

Nên không thấy xuất ly.

Khi đang cảm giác khổ,

Không biết cảm giác khổ.

Vì kết sử sân nhuế,

Nên không thấy xuất ly.

Cảm thọ không lạc, khổ,

Đẳng Chánh Giác đã nói,

Người kia không thể biết,

Nên không qua bờ kia.

Nếu Tỳ-kheo tinh tấn,

Chánh trí không xiêu động;

Nơi tất cả thọ kia,

Trí tuệ đều biết hết.

Thường biết các thọ rồi,

Hiện tại hết các lậu;

Mạng chung nương trí tuệ,

Niết-bàn, không đọa lạc.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

*

.

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications