Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Soi sáng lời dạy của Đức Phật [P12] - KINH KHÔNG UẾ NHIỄM (ANAṄGAṆASUTTA) Trung Bộ kinh, bài số 05
Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài kinh trong Trung Bộ, bài kinh số 5, đó là kinh Không Uế Nhiễm, tên Pāḷi là Anaṅgaṇasutta. Đây là bài kinh tương đối hơi khác so với các bài kinh đã được chia xẻ trong chương trình. Khác ở đây là người thuyết giảng không phải là đức Phật mà là trưởng lão Xá-Lợi-Phất (Sāriputta). Địa điểm thuyết giảng không có gì xa lạ, chính là tại khu vườn xoài của hoàng thân Jeta, mà chúng ta quen gọi là Kỳ Viên tịnh xá, ở Sāvatthi. Nó được đại cư sĩ Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika) mua lại và xây dựng thành hương thất cho đức Phật và chư tăng làm chỗ trú ngụ trong các kỳ an cư mùa mưa.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:3450

Các tên gọi khác

Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài kinh trong Trung Bộ, bài kinh số 5, đó là kinh Không Uế Nhiễm, tên Pāḷi là Anaṅgaṇasutta. Đây là bài kinh tương đối hơi khác so với các bài kinh đã được chia xẻ trong chương trình. Khác ở đây là người thuyết giảng không phải là đức Phật mà là trưởng lão Xá-Lợi-Phất (Sāriputta). Địa điểm thuyết giảng không có gì xa lạ, chính là tại khu vườn xoài của hoàng thân Jeta, mà chúng ta quen gọi là Kỳ Viên tịnh xá, ở Sāvatthi. Nó được đại cư sĩ Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika) mua lại và xây dựng thành hương thất cho đức Phật và chư tăng làm chỗ trú ngụ trong các kỳ an cư mùa mưa.
Soi sáng lời dạy của Đức Phật [P12] - KINH KHÔNG UẾ NHIỄM (ANAṄGAṆASUTTA) Trung Bộ kinh, bài số 05

KINH KHÔNG UẾ NHIỄM

(ANAṄGAṆASUTTA)

Trung Bộ kinh, bài số 05

 

 

Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài kinh trong Trung Bộ, bài kinh số 5, đó là kinh Không Uế Nhiễm, tên Pāḷi là Anaṅgaṇasutta. Đây là bài kinh tương đối hơi khác so với các bài kinh đã được chia xẻ trong chương trình.

Khác ở đây là người thuyết giảng không phải là đức Phật mà là trưởng lão Xá-Lợi-Phất (Sāriputta).

Địa điểm thuyết giảng không có gì xa lạ, chính là tại khu vườn xoài của hoàng thân Jeta, mà chúng ta quen gọi là Kỳ Viên tịnh xá, ở Sāvatthi. Nó được đại cư sĩ Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika) mua lại và xây dựng thành hương thất cho đức Phật và chư tăng làm chỗ trú ngụ trong các kỳ an cư mùa mưa.

Người nghe, ngoài đại chúng tỳ-khưu, còn có trưởng lão Mục-Kiền-Liên (Mahāmoggallāna) là người tương tác trong pháp thoại này. Ngài Mục- Kiền-Liên không những là một người bạn đồng tu, mà còn là bạn thân thiết với ngài Xá-Lợi-Phất từ khi còn

 

là thanh niên tại gia và đã từng trải qua khá nhiều thăng trầm cuộc sống, cũng như trong thời gian tầm đạo, học đạo và tu tập cùng nhau.

Về duyên khởi bài kinh, Ngài Xá-Lợi-Phất ở trước mặt chúng tăng và khởi lên ý nghĩ chia xẻ nội dung này cho tất cả mọi người cùng nghe. Có thể về mặt nào đó, chúng ta hiểu rằng trong đại chúng tỳ- khưu tăng đó đã có một số vấn đề về tu học (ở cuối bài kinh có lộ ra), cho nên đây có thể là lý do khiến ngài khởi ý chia xẻ pháp thoại này với đại chúng tỳ- khưu, đặc biệt là hướng tới các vị tỳ-khưu trẻ.

Bây giờ xin đi vào nội dung chính của kinh văn này. Cuối buổi chia xẻ cũng như mọi lần, sẽ là phần tóm lược toàn bộ nội dung của pháp thoại.

  1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Sāvatthi (Xá-Vệ), tại Jetavana (Kỳ-Đà lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở tại đây, tôn giả Sāriputta (Xá-Lợi-Phất) gọi các tỳ-khưu: “Chư hiền tỳ-khưu”.

- “Thưa hiền giả”, các tỳ-khưu ấy vâng đáp tôn giả Sāriputta. Tôn giả Sāriputta nói như sau:

  1. - Này chư hiền, ở đời có bốn hạng người. Thế nào là bốn? Chư hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Lại nữa chư hiền, ở đây, có hạng người có cấu

 

uế, và như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Lại nữa chư hiền, ở đây có hạng người không có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Lại nữa, chư hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”.

Đoạn pháp thoại trên do sử dụng một số thuật ngữ Phật học Hán Việt “như thật”, “tuệ tri” lặp đi lặp lại, có thể gây khó hiểu cho một số vị chưa quen biết nhiều, hoặc chưa thân thiết nhiều với các thuật ngữ Hán Việt về Phật học. “Như thật” ở đây nghĩa là khi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với đối tượng của nó thì biết rõ, biết đúng, không nghi ngờ, không nhầm lẫn. Còn “tuệ tri” tức là cái biết trực tiếp với đối tượng không bị che mờ bởi “lăng kính” của tham, sân, bản ngã,...

Trong nội dung của đoạn khởi đầu bài pháp thoại này, ngài Xá-Lợi-Phất đề cập đến bốn hạng người, nhưng không nói là người tại gia hay xuất gia. Bốn hạng này được chia làm hai loại:

  • Hạng người có cấu uế được chia làm hai loại: hạng biết rõ mình có cấu uế và hạng không biết rõ mình có cấu uế.

 

  • Hạng người không có cấu uế cũng chia làm hai loại: hạng biết rõ mình không có cấu uế và hạng không biết rõ mình không có cấu uế.

Chư hiền, ở đây, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư hiền, ở đây, hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng.

“Nội thân” không phải chỉ là thân thể vật lý, mà phải hiểu theo nghĩa là trên chính hợp thể thân tâm này, cái tâm luôn luôn gá vào thân vật lý. Những cái làm ra “cấu uế”, không thanh tịnh đầu tiên sẽ nương tựa vào khởi ý, khởi niệm, tư duy của tâm, và tâm thì luôn luôn gắn chặt với thân. Do vậy khi nói “nội thân có cấu uế” hàm nghĩa là thân và tâm. Vì hành vi, biểu hiện của cấu uế tuy được thể hiện qua thân, nhưng mà nguồn lực hoặc là cái nuôi dưỡng, phát triển cấu uế đó là từ nội tâm.

Trong đoạn kinh này, ngài Xá-Lợi-Phất xác nhận trong hạng người có cấu uế được phân ra thành hai loại là hạng người hạ liệt và hạng người ưu thắng. Nói dễ hiểu hơn, “hạng người hạ liệt” chính là hạng người thấp kém và “hạng người ưu thắng” là hạng người đáng kính vì phẩm chất của họ.

 

Chư hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư hiền, ở đây, hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Trong hai hạng người không có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng”.

Tương tự đoạn kinh trước, nhưng ở đây là nói về hạng người không có cấu uế. Người không có cấu uế nhưng mà không biết mình không có cấu uế thì gọi là hạng người thấp kém. Người không có cấu uế và biết rõ mình không có cấu uế, như vậy gọi là hạng người đáng kính.

  1. Ðược nói như vậy, Tôn giả Mahāmoggallāna (Ðại Mục-Kiền-Liên) nói với tôn giả Sāriputta như sau:

- Tôn giả Sāriputta, do nhân gì, do duyên gì, trong hai hạng người có cấu uế này, một hạng người được gọi là hạ liệt, một hạng người được gọi là ưu thắng? Tôn giả Sāriputta, do nhân gì, do duyên gì trong hai hạng người không có cấu uế này, một hạng người được gọi là hạ liệt, một hạng người được gọi là ưu thắng?

 

Căn cứ vào tiêu chí nào để phân biệt một hạng là thấp kém, một hạng là đáng kính tuy cả hai đều có phẩm tính giống nhau (cấu uế hoặc không cấu uế)? Thắc mắc của ngài Mahāmoggallāna có lẽ cũng là thắc mắc của chúng ta khi được nghe ngài Xá-Lợi- Phất giới thiệu về bốn hạng người trên. Chúng ta xem thử ngài Xá-Lợi-Phất sẽ giải thích như thế nào về các hạng người này.

  1. - Ở đây, hiền giả, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ không khởi lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm”. Này hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian càng ô nhiễm hơn, càng đầy bụi bặm hơn.

Vậy hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri, biểu hiện của họ là gì? Chúng ta có một đoạn giải thích của ngài Xá-Lợi-Phất về hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri và ví dụ so sánh về vấn đề này của ngài rất cụ thể.

 

Ngài so sánh với một cái bát bằng đồng được mua về từ chợ hoặc chỗ người thợ rèn, tuy nhiên không phải bình mới mà dính đầy bụi bặm. Người chủ khi mang về thì không sử dụng nên không vệ sinh lau chùi cho cái bát sạch sẽ, còn quăng nó vào chỗ bụi bặm nhất, dơ dáy nhất và hoàn toàn không quan tâm đến nó. Sau một thời gian cái bát ấy đã dơ còn dơ hơn do không được sử dụng, không được lau chùi và trở thành vật phế bỏ. Ví dụ này tượng trưng cho thân tâm này, do không biết nội tâm mình có cấu uế nên hạng người này không khởi lên những ý nghĩa tích cực, những niệm khởi tốt đẹp, từ đó cũng sẽ không cố gắng, không siêng năng để diệt trừ cấu uế ấy nên nội tâm họ vẫn còn nguyên các ô nhiễm. Họ không biết được giá trị của thân tâm này, không dùng cái hữu dụng của thân tâm này để tu tập, giống như đồ dùng mà chúng ta không sử dụng và thường xuyên được lau chùi thì sẽ bị bám đầy bụi bặm.

Chính vì không nhận thức được, không biết được một cách đúng đắn nội tâm này có cấu uế cho nên hạng người này ứng xử với thân tâm mình như là người chủ thiếu hiểu biết, đã quăng bình bát vào góc nhà tối tăm phủ đầy bụi bặm và phế bỏ nó. Và tất nhiên khi họ từ giã cõi đời này cùng với tất cả hạnh nghiệp không tốt đẹp, chết trong khi tâm vẫn còn đầy cấu uế, đầy những ô nhiễm tham, sân, si, nó sẽ dẫn dắt tái sinh ở các cảnh giới khổ đau, thấp kém.

 

  • Này hiền giả, sự thật là vậy.

Đó là câu cảm thán và xác nhận của ngài Mục- Kiền-Liên đối với giải thích của ngài Xá-Lợi-Phất. Chúng ta nghe ngài Xá-Lợi-Phất nói tiếp.

  • Này hiền giả, như vậy hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ không khởi lên ước muốn, sẽ không cố gắng, sẽ không tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm.”

Ngài Xá-Lợi-Phất xác nhận lại hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri trong nội thân, nội tâm có cấu uế và họ không có những hành động tích cực để thanh tẩy cấu uế, diệt trừ cấu uế, cho nên họ sẽ từ trần, mang theo hành trang đi vào cảnh giới khác với đầy tham, sân, si và ô nhiễm.

  1. Ở đây, này hiền giả, hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ khởi lên ước muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm”. Này hiền giả, giống như cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người

 

chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian được thanh tịnh hơn, được sạch sẽ hơn.

  • Này hiền giả, sự thật là vậy.
  • Này hiền giả, như vậy hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta có cấu uế”. Với hạng người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ khởi lên ước muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm.

Ngài giới thiệu hạng người thứ hai, đó là người có cấu uế và biết rõ nội thân mình có cấu uế.

Cũng lấy ví dụ về cái bát bằng đồng dính đầy bụi bặm được mua ở chợ hoặc từ nhà người thợ rèn, tượng trưng cho thân tâm có ô nhiễm, có cấu uế. Vị này sau khi về nhà chịu khó lau chùi, rửa, cọ xát bằng mọi cách để thanh tẩy dần tất cả những chất dơ bẩn, bụi bặm bám vào trong bình bát. Chẳng bao lâu, bình bát này nhờ sự gia công của người chủ này nên được sạch sẽ, sáng lóa, đẹp đẽ, không còn nhơ nhớp, bẩn thỉu như trước nữa. Ở đây, ngài Xá-Lợi-Phất cũng khẳng định rằng một người có cấu uế và biết rõ mình có cấu uế, vì biết rõ cho nên vị này sẽ khởi lên ước muốn diệt trừ, làm sạch các cấu uế và ô nhiễm nội

 

tâm. Và vị này có thể ngay trong đời sống hiện tại sẽ chấm dứt được ô nhiễm nội tâm, thanh tẩy được tham, sân, si.

Lời giải thích này cũng đã được ngài Mục-Kiền- Liên tán thán.

  1. Ở đây, này hiền giả, hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm”. Này hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ. Và người chủ cái bát ấy không dùng đến, không lau chùi và quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng ô nhiễm hơn, càng bụi bặm hơn.
  • Này hiền giả, sự thật là như vậy.
  • Này hiền giả, như vậy hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ tư niệm tịnh tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi còn có tham, còn có

 

sân, còn có si, trong khi còn cấu uế, trong khi tâm còn ô nhiễm.”

Ngài Xá-Lợi-Phất trình bày hạng người tiếp theo, là hạng người không có cấu uế nhưng không biết rõ thân tâm mình là không có cấu uế. Do không biết rõ nội tâm của mình không có cấu uế và không cảnh giác đối với mọi tình huống xảy ra trong đời sống, cho nên vị đó sẽ “tư niệm tịnh tướng”. “Tịnh tướng” ở đây chính là khi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với các đối tượng hợp ý vừa lòng và nổi tham lên. Vì vậy, ở một thời điểm nào đó trong tâm vị này sẽ khởi lên một số ý nghĩ, một số niệm tưởng về những đối tượng vừa lòng, hợp ý, đẹp đẽ, hợp với tham của họ. Nội tâm vị này sẽ bị tham chi phối. Và khi bị tham chi phối sẽ lập tức có sân. Tham, sân có mặt thì si có mặt. Tâm người này lập tức bị ô nhiễm mặc dù trước đó không bị nhiễm ô.

Chúng ta phải lưu ý, điều này nghĩa là có những giây phút trong cuộc đời chúng ta không có tham, không có sân, không có si mà mình không như thật biết. Tuy nhiên, khi gặp đối tượng phù hợp, hợp “gu”, hợp sở thích thì những tâm bất thiện sẽ khởi lên. Xin ví dụ chẳng hạn như có người thích nghe nhạc cổ điển, còn nhạc hiện đại như jazz, disco hoặc là rap,... thì họ không có cảm tình. Cho nên khi có các loại nhạc không thích được chơi, họ không khởi lên cái thích, ham muốn đối với các thể loại nhạc đó. Nhưng

 

đừng tưởng rằng họ không có ham mê, ham thích đối với âm nhạc. Một lúc nào đó, khi được nghe những bản nhạc cổ điển thì lập tức ham muốn của họ sẽ khởi lên. Nhưng họ không biết và bị cái ham muốn đó dẫn dắt, chi phối. Tâm họ sẽ bị ô nhiễm. Hoặc là có người mũi rất tinh, đánh hơi, nhận biết các mùi rất tài. Có một số mùi người đó không thích như nước hoa, son phấn,... Do vậy khi đi vào đô thị, hay ở trong đám đông người, họ càng chán ghét hơn đối với các mùi, hương thơm giả tạo. Nhưng hôm nào đó họ đi về đồng quê chỉ có mùi của hương hoa đồng nội, không khí tươi mát của thiên nhiên, họ cảm thấy thích thú và bắt đầu khởi lên ham muốn đối với môi trường sống này, và chẳng bao lâu tâm của họ sẽ bị chế ngự bởi tham. Vì vậy, dù thân tâm không có cấu uế nhưng không nhận biết rõ thì rất có thể bị tham, sân, si chi phối, một lúc nào đó vì không tỉnh táo, sáng suốt đủ để nhận ra sự nguy hiểm, sự có mặt, vị ngọt của chúng thì sẽ bị chúng chi phối, làm chủ và không thể xuất ly khỏi chúng.

  1. Ở đây, này hiền giả, hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Với người này có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ không tư niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, trong khi không có tham, không có sân, không có si, trong khi không còn cấu

 

uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm”. Này hiền giả, giống như một cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, thanh tịnh và sạch sẽ và người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian, càng được thanh tịnh hơn, càng được sạch sẽ hơn.

  • Này hiền giả, sự thật là như vậy.
  • Này hiền giả, như vậy hạng người không có cấu uế, và như thật tuệ tri: “Nội thân ta không có cấu uế”. Với người này, có thể chờ đợi như sau: “Người này sẽ không tư niệm tịnh tướng. Do không tư niệm tịnh tướng, tham sẽ không làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần, không có tham, không có sân, không có si, không còn cấu uế, tâm không còn ô nhiễm.”

Hạng người cuối cùng này biết rõ mình, biết rõ thân tâm mình không có cấu uế, do vậy, vị ấy không khởi lên bất kỳ một hiện tượng nào về “tịnh tướng”. Tức là khi lục căn tiếp xúc với các đối tượng, không khởi lên tham, không khởi lên luyến ái, không khởi lên các thích thú trong lòng và vị ấy biết rõ. Nhờ vậy mà tham, sân, si không làm chủ được tâm vị ấy, và vị ấy có thể ngay trong đời sống hiện tại vượt qua được tham, sân, si.

 

  1. Này hiền giả Moggallāna, do nhân này, do duyên này, trong hai người có cấu uế này, một người được gọi là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng. Này hiền giả Moggallāna, do nhân này, do duyên này, trong hai người không có cấu uế này, một người được gọi là hạ liệt, một người được gọi là ưu thắng.

Ngài Xá-Lợi-Phất khẳng định lại một lần nữa vì sao gọi là hạ liệt (thấp kém), vì sao gọi là ưu thắng (đáng kính). Chúng tôi xin tóm tắt như sau:

  1. Hạng người có cấu uế nhưng không biết mình có cấu uế.

Sẽ không có chuyện người này khởi lên ý muốn diệt trừ cấu uế và cố gắng thanh tẩy uế trược nội tâm. Người này sẽ mang theo mình các loại uế nhiễm, tham, sân, si khi từ giã cõi đời. Cuộc đời người này bị lãng phí như cái bát bằng đồng được mua ở chợ hay từ thợ rèn, và gia chủ mang về nhà bỏ quên trong xó nhà lâu ngày phủ đầy bụi bặm, ten mốc. Do đó, hạng người này được gọi là hạ liệt.

  1. Hạng người có cấu uế và biết nội tâm mình có cấu uế.

Người này có thể sẽ khởi lên ý muốn diệt trừ cấu uế và cố gắng thanh tẩy uế trược trong tâm. Người này có thể sẽ ra đi khỏi cuộc đời này với hành trang rỗng không: không tham sân si, không còn ô nhiễm và

 

cấu uế nội tâm. Như cái bát bằng đồng, được mua ở chợ hay từ lò rèn mang về nhà được gia chủ thường xuyên sử dụng, lau chùi bụi bẩn, chất dơ nên luôn sáng bóng đẹp đẽ. Do đó, hạng người này được gọi là ưu thắng.

  1. Hạng người không có cấu uế nhưng không biết mình không có cấu uế.

Người này có thể có các niệm tưởng hoan hỷ với các đối tượng vừa lòng, hợp ý, xinh đẹp, hấp dẫn,... khi các căn quyền tương tác với các đối tượng của chúng. Do hoan hỷ, vừa lòng các đối tượng nên tham ái sẽ thâm nhập tâm người này. Hậu quả là người này sẽ từ trần khi trong tâm vẫn còn cấu uế, ô nhiễm bởi tham, sân, si. Ví như cái bát đồng được mua từ chợ về hay mua ở lò rèn về sáng bóng, đẹp đẽ nhưng gia chủ không dùng mà quăng bỏ ở xó nhà, sau một thời gian cái bát mất dần vẻ sáng bóng, bị bụi bẩn bám dày, trông xấu xí và dơ bẩn. Do đó, hạng người này được gọi là hạ liệt.

  1. Hạng người không có cấu uế và biết nội tâm mình không có cấu uế.

Người này sẽ không để các niệm tưởng thích thú các đối tượng mỹ miều, xinh tươi, duyên dáng,... khởi sinh và chi phối nội tâm. Nhờ vậy, tham ái sẽ không thâm nhập làm ô nhiễm nội tâm. Người này sẽ rời khỏi cuộc đời với tâm thanh tịnh, không còn ô nhiễm,

 

không có tham sân si. Cũng như cái bát đồng được mang từ chợ về hay mang từ lò rèn về sáng bóng, sạch sẽ và được gia chủ thường xuyên dùng, thường xuyên lau chùi và cất vào chỗ trang trọng nên cái bát luôn luôn sáng chói đẹp đẽ. Do đó, hạng người này được gọi là ưu thắng.

  1. - Này hiền giả, cấu uế gọi là cấu uế, danh từ gì là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế?

Ngài Mục-Kiền-Liên chất vấn ngài Xá-Lợi-Phất, thỉnh ngài Xá-Lợi-Phất làm rõ ý nghĩa cấu uế là gì, những gì liên quan, gần gũi với cấu uế. Và chúng ta hãy nghe ngài Xá-Lợi-Phất trả lời.

  • Này hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế.

“Ác bất thiện pháp” là những cái xấu độc. “Cảnh giới của dục” là cõi Dục giới, thế giới của tham ái, liên hệ đến dục. Vậy cái gọi là cấu uế được chỉ ra nằm trên thân và tâm của một người.

Tiếp theo, ngài Xá-Lợi-Phất mở rộng ý nghĩa này bằng rất nhiều ví dụ cụ thể tiếp theo.

  1. Này hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một tỳ-khưu có thể khởi lên ý muốn như sau: “Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng các tỳ-khưu chớ có biết về ta rằng là đã phạm giới tội”. Này hiền giả, sự tình

 

này có thể xảy ra: các tỳ-khưu có thể biết được các tỳ- khưu ấy đã phạm giới tội. Tỳ-khưu này nghĩ rằng: “Các tỳ-khưu đã biết được ta đã phạm giới tội”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Điểm cần lưu ý trong các ví dụ này, ngài Xá- Lợi-Phất đang giả định các tình huống xảy ra đối với một vị tỳ-khưu xuất gia trong Phật giáo, để làm rõ ý nghĩa “cấu uế”. Ngài không nói mông lung mà đưa ví dụ trực tiếp chỉ rõ trong hạng người xuất gia vì ngài đang thuyết giảng cho tăng chúng. Có thể trong số chúng tăng đang có mặt, có một số vị đang có cấu uế.

Các ví dụ đưa ra là về việc phạm giới của vị tỳ- khưu. Một khi xuất gia gia nhập vào hội chúng Tăng, tu học với sự hướng dẫn, dạy dỗ của đức Phật và các vị trưởng lão đi trước, thì người xuất gia phải chấp nhận thực hiện các quy định không được phép làm. Vì những việc làm đó có thể gây bất lợi, có hại cho đời sống Phạm hạnh, cho lộ trình tu học hoặc là làm tổn thương niềm tin của tín thí. Vi phạm những quy định đó gọi là “phạm giới tội”.

Trong ví dụ đầu tiên này, khi phạm giới tội vị tỳ-khưu khởi lên ước muốn là các vị đồng tu không biết rằng vị này đã phạm giới tội. Nhưng trong thực tế thì việc phạm giới tội của vị đó đã được nhiều người biết. Do đó, vị tỳ-khưu liền bất mãn và phẫn nộ. Bất

 

mãn và phẫn nộ là thái độ tâm sân hận, cho nên nó là cấu uế.

  1. Này hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một tỳ-khưu có thể khởi lên ý muốn như sau: “Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng các tỳ-khưu hãy quở trách ta ở chỗ kín đáo, không phải ở giữa Tăng chúng”. Này hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các tỳ-khưu quở trách tỳ-khưu ấy ở giữa Tăng chúng, không phải ở chỗ kín đáo. Tỳ-khưu này nghĩ rằng: “Các tỳ-khưu quở trách ta ở giữa Tăng chúng, không phải ở chỗ kín đáo”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Ví dụ thứ hai, vị tỳ-khưu phạm giới tội, và ước rằng các vị tỳ-khưu đồng tu quở trách mình ở nơi kín đáo, không phải trước Tăng chúng. Nhưng mà sự tình xảy ra ngược lại, vị tỳ-khưu phạm giới tội bị khiển trách ngay trước đại chúng Tăng. Chính vì lí do này vị tỳ-khưu ấy phẫn nộ và bất mãn. Đây là cấu uế.

  1. Này hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một tỳ-khưu có thể khởi lên ý muốn như sau: “Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng một tỳ-khưu đồng đẳng hãy quở trách ta, chớ không phải một vị không đồng đẳng”. Này hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một tỳ-khưu không đồng đẳng quở trách tỳ-khưu ấy, không phải một tỳ-khưu đồng đẳng. Tỳ-khưu này nghĩ

 

rằng: “Một tỳ-khưu không đồng đẳng quở trách ta, không phải một tỳ-khưu đồng đẳng”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Ví dụ thứ ba, vị tỳ-khưu phạm giới tội ước mong được một vị tỳ-khưu đồng hàng, đồng vai vế quở trách nhưng sự tình ngược lại. Khi vị ấy phạm giới tội thì được xem như một bị can, cho nên Tăng chúng có thể cử ra những vị nhỏ tuổi hơn, thứ bậc thấp hơn vị đó để đại diện Tăng khiển trách, nhắc nhở vị ấy. Chính vì vậy, vị tỳ-khưu này khởi lên phẫn nộ và bất mãn, mà đã phẫn nộ và bất mãn thì đó chính là cấu uế.

  1. Này hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một tỳ-khưu có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng bậc Ðạo Sư hãy hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng tỳ-khưu! Mong rằng bậc Ðạo Sư không hỏi tỳ-khưu khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng tỳ-khưu!”. Này hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: bậc Ðạo Sư hỏi một tỳ-khưu khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng tỳ-khưu, bậc Ðạo Sư không hỏi tỳ-khưu ấy nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng tỳ-khưu. Tỳ-khưu này nghĩ rằng: “Bậc Ðạo Sư hỏi một tỳ-khưu khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng tỳ-khưu. Bậc Ðạo Sư không hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng tỳ-khưu”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

 

Ví dụ này liên hệ đến đức Phật, vị tỳ-khưu khởi ước muốn được đức Phật trong khi giảng pháp đặt cho nhiều câu hỏi nhưng sự tình không diễn ra như vậy. Bậc Đạo Sư lại hỏi vị khác nhiều lần, chứ không quan tâm đến vị ấy. Để mở rộng ra, chúng ta có thể hiểu ngoài đức Phật thì có thể là các vị trưởng lão, hoặc vị lớn ở trong Tăng chúng. Trong ví dụ này, tâm của vị tỳ-khưu này mong rằng có được sự tín nhiệm, tin cậy của đức Phật. Do vậy khi đức Phật không quay sang hỏi vị này, dù một lần cũng không có, thì vị này cảm giác không được tin tưởng, trở thành bất mãn và phẫn nộ. Bất mãn và phẫn nộ chính là cấu uế.

  1. Này hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một tỳ-khưu có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng các tỳ-khưu hãy để ta đi trước trong khi vào làng để dùng cơm! Mong rằng các tỳ-khưu không để một tỳ- khưu khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm!” Này hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các tỳ-khưu để một tỳ-khưu khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm, các tỳ-khưu không để tỳ-khưu ấy đi trước trong khi vào làng để dùng cơm. Tỳ-khưu này nghĩ rằng: “Các tỳ-khưu để một tỳ-khưu khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm, các tỳ-khưu không để ta đi trước trong khi vào làng để dùng cơm”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

 

Ví dụ này, một vị tỳ-khưu khởi lên ước muốn được chư Tăng sắp xếp cho đi trước đội hình, dẫn đầu như là người trưởng đoàn khi tiến vào làng dùng cơm theo lời mời của thí chủ. Nhưng mà thực tế không như mong ước của vị ấy. Do vậy vị này trở nên bất mãn và phẫn nộ. Đây là cấu uế.

  1. Này hiền giả, sự tình xảy ra, ở đây, một tỳ- khưu khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng tại chỗ ăn, ta được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất! Mong rằng tỳ-khưu khác tại chỗ ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất!” Này hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một tỳ-khưu khác tại chỗ ăn được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất; còn tỳ-khưu ấy tại chỗ ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất. Tỳ-khưu này nghĩ rằng: “Một tỳ-khưu khác tại chỗ ăn được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất. Tại chỗ ăn, ta không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Đây là ví dụ về vấn đề ăn uống và chỗ ngồi. Chữ “đồ ăn khất thực” được hiểu như vậy: đối với một vị xuất gia thì có thể nuôi mạng từ hai nguồn. Một là đi khất thực để sống. Hai là ở tại nơi mình tu

 

học được tín thí giúp đỡ, chia xẻ bằng cách mang vật thực tới để dâng cúng. Hai loại đồ ăn đó gọi là “đồ ăn khất thực” mặc dù hình thức có thể khác nhau nhưng cùng nội dung đều là do người khác cung cấp.

Trong trường hợp này, vị tỳ-khưu khởi lên ước muốn khi được mời thọ thực ở đâu cũng sẽ được ngồi ở vị trí tốt nhất, được cúng dường thức ăn và thức uống tốt nhất. Nhưng sự tình không diễn ra như mong muốn của vị ấy, vì thế nên phẫn nộ, bất mãn. Đây là cấu uế.

  1. Này hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một tỳ-khưu có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng tại chỗ ăn sau khi ăn xong, ta sẽ thuyết tùy hỷ pháp, không phải tỳ-khưu khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, sẽ thuyết tùy hỷ pháp!” Này hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một tỳ-khưu khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp; tỳ-khưu ấy tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, không thuyết tùy hỷ pháp. Tỳ-khưu này nghĩ rằng: “Một tỳ-khưu khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, thuyết tùy hỷ pháp. Ta tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, không thuyết tùy hỷ pháp”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Trong ví dụ này, nội dung được gọi là cấu uế liên hệ đến vấn đề thuyết pháp. Một vị tỳ-khưu khởi lên ý nghĩ mình sẽ được mời thuyết pháp thí chủ nghe

 

sau khi thọ thực xong. Nhưng sự tình thì ngược lại và ước muốn không được thỏa mãn làm vị ấy trở nên bất mãn, phẫn nộ. Đây chính là cấu uế.

  1. Này hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một tỳ-khưu có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng, ta sẽ thuyết pháp cho các tỳ-khưu tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không phải một tỳ-khưu khác thuyết pháp cho các tỳ-khưu tụ tập tại ngôi tịnh xá!” Này hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một tỳ-khưu khác thuyết pháp cho các tỳ-khưu tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn tỳ-khưu ấy không thuyết pháp cho các tỳ-khưu tụ tập tại ngôi tịnh xá. Tỳ-khưu này nghĩ rằng: “Một tỳ-khưu khác thuyết pháp cho các tỳ-khưu tụ tập tại ngôi tịnh xá, còn ta không thuyết pháp cho các tỳ-khưu tụ tập tại ngôi tịnh xá”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
  2. Này hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một tỳ-khưu có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng, ta sẽ thuyết pháp cho các tỳ-khưu-ni tụ tập tại ngôi tịnh xá,… (như trên),… ta sẽ thuyết pháp cho các nam cư sĩ,… ta sẽ thuyết pháp cho các nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không phải một tỳ-khưu khác thuyết pháp cho các nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá!” Này hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một tỳ-khưu khác thuyết pháp cho các nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn tỳ-khưu ấy không thuyết pháp cho các nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá. Tỳ-khưu này nghĩ rằng: “Một tỳ-

 

khưu khác thuyết pháp cho các nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá; còn ta không thuyết pháp cho các nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Hai đoạn này chỉ khác nhau về đối tượng người nghe là tỳ-khưu, hay tỳ-khưu ni, hay nam cư sĩ, hoặc nữ cư sĩ, còn nội dung thì giống nhau. Vị tỳ-khưu khởi lên ước muốn sẽ được làm người thuyết pháp tại ngôi tịnh xá. Nhưng sự tình không diễn ra như vậy, cho nên bất mãn và phẫn nộ. Đó là cấu uế.

  1. Này hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một tỳ-khưu có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng các tỳ-khưu cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta; các vị tỳ-khưu chớ có cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường một tỳ-khưu khác!” Này hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các tỳ-khưu cung kính, tôn trọng lễ bái, cũng dường một tỳ-khưu khác, các tỳ-khưu không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường tỳ-khưu ấy. Tỳ-khưu này nghĩ rằng: “Các tỳ-khưu cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một tỳ-khưu khác chớ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
  2. Này hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một tỳ-khưu khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng các tỳ-kheo-ni,... (như trên),... các nam cư sĩ,... (như

 

trên),... các nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta. Các nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một tỳ-khưu khác!” Này hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một tỳ-khưu khác, các nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường tỳ- khưu ấy. Tỳ-khưu này nghĩ rằng: “Các nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một tỳ-khưu khác; các nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Hai đoạn này liên hệ đến vấn đề được cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường. Vị tỳ-khưu khởi lên ước muốn được chư tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, các nam cư sĩ, các nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị ấy, không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị tỳ-khưu khác.Nhưng sự tình không diễn ra như vậy. Vì lí do này mà vị tỳ-khưu trở nên phẫn nộ và bất mãn, đó chính là cấu uế.

  1. Này hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một tỳ-khưu có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng ta nhận được các y phục tối thắng, tỳ-khưu khác không nhận được các y phục tối thắng!” Này hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một tỳ-khưu khác nhận được các y phục tối thắng, tỳ-khưu ấy không nhận được các y phục tối thắng. Tỳ-khưu này nghĩ rằng:

 

“Một tỳ-khưu khác nhận được các y phục tối thắng; ta không nhận được các y phục tối thắng”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

  1. Này hiền giả sự tình này xảy ra, ở đây, một tỳ-khưu có thể khởi lên ý muốn như sau: “Mong rằng ta nhận được các đồ ăn khất thực tối thắng,... (như trên),… các sàng tọa tối thắng, các dược phẩm trị bịnh tối thắng. Tỳ-khưu khác không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng!” Này hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: một tỳ-khưu khác nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng, còn tỳ-khưu ấy không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng”. Tỳ- khưu này nghĩ rằng: “Một tỳ-khưu khác nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng; còn ta không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng”. Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Này hiền giả, phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.

Ở đây, nội dung lại hướng đến vấn đề liên quan tứ vật dụng: y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa (tấm lót nằm, ngồi), thuốc trị bệnh. Vị tỳ-khưu mong ước được nhận được những vật dụng tối thắng nhưng không được đáp ứng đúng sở nguyện. Vì thế vị tỳ- khưu trở nên bất mãn và phẫn nộ, đó chính là cấu uế.

Sau khi đưa ra một số ví dụ như trên, đây là khẳng định của ngài Xá-Lợi-Phất.

 

  1. Này hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục này là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế.

Như vậy toàn bộ những ví dụ mà ngài Xá-Lợi- Phất đưa ra đều có thể xảy ra đối với một vị tỳ-khưu mà trong lòng còn nhiều dục, các ác bất thiện pháp. Đây đều là những điều xấu ác sẽ khởi sinh và chi phối làm chủ vị ấy, đó gọi là cấu uế.

  1. Này hiền giả, đối với tỳ-khưu nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này còn được thấy và nghe là chưa được diệt trừ, nếu tỳ-khưu ấy là vị sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh khất thực, thứ lớp khất thực từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu, thời các đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường tỳ-khưu ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc tôn giả này còn được thấy và còn được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới dục của tỳ-khưu chưa được diệt trừ.

Đoạn kinh hơi rối rắm một chút, có thể hiểu một cách đơn giản thế này. Cho dù một vị tỳ-khưu bên ngoài có tạo dựng cho mình một lối sống đạo đức, mẫu mực theo quan niệm của thế gian, như là “sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh khất thực, thứ lớp khất thực từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu”, khoác lên vẻ bên ngoài của những vị tu sĩ thường được cung kính vì sống đời sống khắc kỷ, ít ham muốn, ít dục nhưng còn

 

chưa diệt trừ được các cấu uế về dục, về các tham, sân, si thì vẫn bị các bạn đồng tu không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị ấy.

  1. Này hiền giả, ví như một bát bằng đồng, mang từ chợ về hay từ nhà người thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Nhưng người chủ của bát ấy đựng đầy bát với xác rắn, xác chó hay xác người, đậy lại với một cái bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Có người thấy vậy bèn hỏi: “Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?” Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì với người ấy, không ưa thích khởi lên, sự ghê tởm khởi lên, và sự yếm ố khởi lên. Những người đói còn chưa muốn ăn các thứ ấy, huống nữa là những người đã no.

Này hiền giả, đối với tỳ-khưu nào, các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này còn được thấy và được nghe là chưa được diệt trừ, nếu tỳ-khưu ấy là vị sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, sống hạnh khất thực, thứ lớp khất thực từng nhà một, theo hạnh mang phấn tảo y, mặc y phục thô xấu, thời các đồng phạm hạnh không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường tỳ-khưu ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc tôn giả này còn được thấy và còn được nghe các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục này là chưa được diệt trừ.

Một ví dụ mang tính so sánh để làm rõ hơn cái nghĩa được ngài Xá-Lợi-Phất đưa ra. Một người có

 

một cái bát bằng đồng sáng chói đẹp đẽ, nhưng lại đựng trong ấy những thứ rất là kinh tởm như là xác rắn, xác chó, xác người,… và khéo léo che đậy bằng một cái nắp rồi đưa ra ngoài chợ, chỗ đông người. Nó được một người tò mò mở ra xem. Khi nhìn thấy những vật dơ bẩn, hôi thối ở trong cái bát ấy người này liền kinh hoàng ghê tởm. Từ “yếm ố” nghĩa là ghét bỏ hoặc là xa rời vì không thích. Với bình bát đựng những thứ này thì người đói cũng không ai muốn ăn, huống chi là người no đủ. Cũng vậy, vị tỳ- khưu dù có đời sống bên ngoài thể hiện rất đẹp đẽ nhưng mà nội tâm đầy cấu uế, đầy tham và sân, thì cùng như vẻ ngoài cái bát bằng đồng đẹp đẽ, sạch sẽ nhưng nội dung bên trong chứa đầy xác chết hôi hám, bẩn thỉu, ô uế. Bằng ví dụ hết sức cụ thể và rõ ràng, ngài Xá-Lợi-Phất cho chúng ta thấy: chỉ khi nào nội tâm được thanh tịnh, tham, sân, si được thanh tẩy, ô nhiễm không còn thì khi đó mới thực sự là đẹp đẽ, thanh tịnh bên ngoài lẫn bên trong.

Này hiền giả, đối với tỳ-khưu nào mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này được thấy và được nghe là đã diệt trừ, nếu tỳ-khưu ấy sống gần làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang y người gia chủ cúng, thời các đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị tỳ-khưu ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc tôn giả này được thấy và được nghe các ác, bất

 

thiện pháp, cảnh giới của dục của vị tỳ-khưu ấy đã được diệt trừ.

Này hiền giả, ví như một bát đồng, mang từ hàng chợ về hay từ nhà người thợ rèn về, bát ấy thanh tịnh, sạch sẽ. Người chủ cái bát ấy đựng đầy với gạo ngon, cơm lành, các hột đen đã lấy ra, các loại đồ ăn, đậy lại với một bát đồng khác rồi mang về hàng chợ lại. Các người thấy vậy bèn hỏi: “Bạn mang cái gì có vẻ đẹp đẽ ngon lành vậy?” Khi cầm cái bát lên, mở ra và nhìn vào, thì đối với người ấy, ưa thích khởi lên, sự không ghê tởm khởi lên, sự không yếm ố khởi lên. Người no còn muốn ăn các thứ ấy huống nữa là người đói.

Này hiền giả, cũng vậy, đối với vị tỳ-khưu nào, mà các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục này được thấy và được nghe là đã diệt trừ, nếu tỳ-khưu ấy sống ở biên giới gần làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang y người gia chủ cúng, thời các đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng lễ bái cúng dường tỳ-khưu ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc tôn giả này được thấy và được nghe các ác, bất thiện pháp cảnh giới của dục này đã được diệt trừ.

Ở đây, ngài Xá-Lợi-Phất đưa ra hình ảnh đối nghịch. Vị tỳ-khưu nào được biết đã diệt trừ các điều xấu độc, nội tâm đã thanh tẩy, không còn cấu uế thì cho dù vị ấy sống gần làng mạc, chấp nhận được thí chủ mời thọ thực riêng, mang y gia chủ cúng dường

 

thì vẫn được các bạn đồng tu cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường. Nguyên nhân sự cung kính này xuất phát từ việc người ta biết được vị ấy đã thanh tẩy được tham, sân, si, chứ không phải do các điều kiện bên ngoài vị ấy thể hiện. Giống như một cái bát bằng đồng sáng chói đẹp đẽ đựng đầy cơm nấu từ gạo ngon đã được nhặt sạch các hột đen, với các loại đồ ăn thơm phức, được đậy lại. Một người tò mò mở ra xem. Khi nhìn thấy cơm và thức ăn thơm ngon người này liền ưa thích, dù đã no bụng vẫn muốn ăn huống là người đói.

  1. Ðược nghe nói vậy, tôn giả Mahāmoggallāna thưa với tôn giả Sāriputta:
  • Hiền giả Sāriputta, một ví dụ khởi lên cho tôi!
  • Hiền giả Moggallāna, hãy nói lên ví dụ ấy.
  • Hiền giả, một thời tôi ở thành Vương Xá, tại Giribbaja. Này hiền giả, rồi tôi đắp y vào buổi sáng, mang theo y bát, vào thành Vương Xá để khất thực. Lúc bấy giờ, Samiti, con một người làm xe, đang đẽo một vành xe, và tà mạng ngoại đạo Panduputta, trước là con của một người làm xe, đang đứng một bên. Rồi tà mạng ngoại đạo Panduputta trước là con một người làm xe, khởi lên ý nghĩ như sau: “Mong rằng Samiti, con người thợ xe, hãy đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt gỗ này, để vành xe này không có cong, không có đường méo, không có mắt gỗ,

 

được trơn tru và được đặt vào trong trục chính”. Này hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta, trước là con một người làm xe suy nghĩ như thế nào, thời đúng như vậy, Samiti, con người làm xe, đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt gỗ này của vành xe ấy. Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta trước là con người làm xe, hoan hỷ nói lên lời hoan hỷ như sau: “Hình như người này đang đẽo (vành xe ấy) như là với tâm của anh ta, anh ta biết tâm ta vậy”.

  1. Này hiền giả, những ai không có lòng tin, vì mục đích sinh sống, không phải vì lòng tin mà xuất gia, sống đời sống vô gia đình, những vị gian ngụy, xảo trá, khi cuống, trạo cử, kiêu mạn, dao động, lắm lời, tạp thoại, không hộ trì các căn, không tiết độ trong ăn uống, không chú tâm cảnh giác, không tha thiết với hạnh Sa-môn, không nhiệt thành tôn trọng Phật Pháp, ưa sống sung túc, biếng nhác, dẫn đầu về đọa lạc, chối bỏ trọng trách sống viễn ly, giải đãi không tinh tấn, lãng quên không chú niệm, không định tâm, tâm tán loạn, liệt tuệ, đần độn; tôn giả Sāriputta với pháp môn này, như là với tâm của tôn giả, tôn giả biết tâm của những hạng người ấy.
  2. Những kẻ thiện nam tử, do lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; những vị nào không gian ngụy, không xảo trá, không khi cuống, không trạo cử, không kiêu mạn, không dao động, không lắm lời, không tạp thoại, hộ trì các căn, tiết độ

 

trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, tha thiết với hạnh Sa-môn, nhiệt thành tôn trọng Phật Pháp, không sống trong sung túc, không biếng nhác, bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc, dẫn đầu về viễn ly, tinh cần, tinh tấn, nỗ lực, chú tâm cảnh giác, định tâm, nhất tâm, có trí tuệ, không đần độn; những vị này sau khi nghe pháp môn này của tôn giả Sāriputta, hình như đang uống, hình như đang nếm với lời nói và tâm ý. Thật lành thay, một vị tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi bất thiện và an trú vào chánh thiện!

Này hiền giả, ví như một người đàn bà hay người đàn ông, còn đang tuổi trẻ, tánh ưa trang sức, sau khi gội đầu xong, sau khi được một vòng hoa sen xanh hay một vòng vũ sanh hoa, hay một vòng thiện tư hoa, dùng hai tay cầm lấy vòng hoa ấy và đặt trên đỉnh đầu. Này hiền giả, cũng vậy những thiện nam tử vì lòng tin đã xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, không gian ngụy, không xảo trá, không khi cuống, không trạo cử, không kiêu mạn, không dao động, không lắm lời, không tạp thoại, hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, tha thiết với hạnh Sa-môn, nhiệt thành tôn trọng Phật Pháp, không sống trong sung túc, không biếng nhác, bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc, dẫn đầu về viễn ly, tinh cần, tinh tấn, nỗ lực, chú tâm cảnh giác, định tâm, nhất tâm, có trí tuệ, không đần độn. Những vị này sau khi nghe pháp môn này của tôn giả Sāriputta, hình như đang uống,

 

hình như đang nếm với lời nói và tâm ý. Thật lành thay một tôn giả đồng phạm hạnh đã khiến cho vượt khỏi bất thiện và an trú vào chánh thiện!

Như vậy hai vị cao đức ấy cùng nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ.

Nghe đến đây, ngài Mục-Kiền-Liên bằng các ví dụ khéo léo, đẹp lòng người, đã tán thán nội dung giảng giải của ngài Xá-Lợi-Phất. Đây cũng là ví dụ mà ngài đã thực sự trải qua.

Đó là, một hôm đi khất thực trong thành Vương Xá, trên đường đi khất thực ngài nhìn thấy người thợ Samiti có nghề truyền thống đẽo vành xe gỗ để lắp đặt cho xe bò, và người ấy đang đẽo vành xe gỗ. Đứng bên cạnh người ấy là du sĩ ngoại đạo Panduputta mà ngài Mục-Kiền-Liên biết rõ người đó rất giỏi về nghề đẽo vành xe này. Do bệnh nghề nghiệp cho nên Panduputta dừng lại quan sát người thợ làm việc. Tuy không nói gì, nhưng Panduputta đang chăm chú theo dõi, khởi lên những ước muốn hướng dẫn người thợ nên đẽo thế này, nên đẽo thế kia. Kỳ lạ, hy hữu là Samiti lại làm y hệt những gì Panduputta đang nghĩ.

Cũng vậy, ngài Mục-Kiền-Liên tán thán cách trình bày, cách dẫn chuyện của ngài Xá-Lợi-Phất đối với hai hạng người khi xuất gia trong giáo pháp của đức Phật. Qua đó thể hiện năng lực biết rõ nội tâm của những người xuất gia (Tha tâm thông).

 

  1. Hạng người vì lòng tin xuất gia, có mục đích rõ ràng là để thoát khổ, thì vị ấy sẽ không có những hành vi, ứng xử thất thố, mà nhất tâm tu tập, thanh tẩy dần dần nội tâm, phát triển các thiện pháp trong lòng, và an trú trong giáo pháp của đức Phật.
  2. Hạng người không vì lòng tin xuất gia, mà vì mục đích kiếm sống. Họ vào trong hàng ngũ xuất gia nhưng tâm họ thì đầy các ác bất thiện pháp, những tâm tư xấu độc và họ không dành thì giờ của mình cho việc tu tập, mà dành thì giờ làm những chuyện xấu độc khác. Cho nên, sau khi xuất gia tâm họ vẫn không giảm trừ các cấu uế mà còn làm nó tăng thêm.
Kết luận.

Ngài Xá-Lợi-Phất bằng trí tuệ ưu việt của mình đã chỉ ra cho đại chúng tỳ-khưu biết có bốn hạng người tồn tại trong thế gian, đặc biệt trong hàng ngũ xuất gia.

Một vị tỳ-khưu có chí hướng tu tập, cầu học thực sự phải nhận ra mình là ai trong bốn hạng người ấy để khéo léo điều chỉnh, không phí hoài cuộc đời mình. Đừng giống như cái bình bát bằng đồng bên ngoài đẹp đẽ, sạch sẽ nhưng bên trong lại đầy xác chết, hôi hám bẩn thỉu; mà cần phải làm tốt đẹp cho cả hình thức bên ngoài và nội dung bên trong.

 

Sau bài pháp từ ngài Xá-Lợi-Phất, các vị tỳ- khưu nào khởi phát tín tâm, thì như đang được nếm mật ngọt từ lời giáo huấn ấy, khiến cho họ vượt khỏi mọi điều xấu độc và an trú vào diệu pháp chánh thiện.

Soi sáng lời dạy của đức Phật - số 7, năm 2020.

.

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications