Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC035A01 : F - Hạ 2 -Phật độ vua Bimbisàra (năm -588)
Từ Gayàsìsa đức Phật đi Ràjagaha (Sanscrit: Ràjagriha, hiện nay là Rajgir, Vương Xá) để gặp lại vua Seniya Bimbisàra (Tần Bà Ta La, Bình Sa Vương) theo lời hứa trước khi ngài thành đạo. Đại đức Uruvelà Kassapa xin Phật cho cả giáo đoàn đi theo. Ông trình bày với Phật là sẽ không có trở ngại gì cho việc 1000 vị khất sĩ về tới kinh đô xứ Magadha (Ma Kiệt Đà). Gần thủ đô Ràjagaha có nhiều khu rừng để các vị khất sĩ cư trú. Họ có thể đi khất thực ở các vùng ngoại ô và ngay cả trong thủ đô để có dịp giáo hóa dân chúng miền này. Sau khi nghe Đại đức Uruvelà Kassapa trình bày, đức Phật bằng lòng cho tất cả 1003 vị khất sĩ (Tỳ kheo) đi theo người về thành Ràjagaha (Vương Xá).
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:4931

Các tên gọi khác

Từ Gayàsìsa đức Phật đi Ràjagaha (Sanscrit: Ràjagriha, hiện nay là Rajgir, Vương Xá) để gặp lại vua Seniya Bimbisàra (Tần Bà Ta La, Bình Sa Vương) theo lời hứa trước khi ngài thành đạo. Đại đức Uruvelà Kassapa xin Phật cho cả giáo đoàn đi theo. Ông trình bày với Phật là sẽ không có trở ngại gì cho việc 1000 vị khất sĩ về tới kinh đô xứ Magadha (Ma Kiệt Đà). Gần thủ đô Ràjagaha có nhiều khu rừng để các vị khất sĩ cư trú. Họ có thể đi khất thực ở các vùng ngoại ô và ngay cả trong thủ đô để có dịp giáo hóa dân chúng miền này. Sau khi nghe Đại đức Uruvelà Kassapa trình bày, đức Phật bằng lòng cho tất cả 1003 vị khất sĩ (Tỳ kheo) đi theo người về thành Ràjagaha (Vương Xá).

General Information

Danh sách : Liên quan
:
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC035A01 : F - Hạ 2 -Phật độ vua Bimbisàra (năm -588)

2- Hạ thứ 2 tại Venuvana (năm -588)

 

Phật độ vua Bimbisàra[1]

 

Từ Gayàsìsa đức Phật đi Ràjagaha (Sanscrit: Ràjagriha, hiện nay là Rajgir, Vương Xá) để gặp lại vua Seniya Bimbisàra (Tần Bà Ta La, Bình Sa Vương) theo lời hứa trước khi ngài thành đạo. Đại đức Uruvelà Kassapa xin Phật cho cả giáo đoàn đi theo. Ông trình bày với Phật là sẽ không có trở ngại gì cho việc 1000 vị khất sĩ về tới kinh đô xứ Magadha (Ma Kiệt Đà). Gần thủ đô Ràjagaha có nhiều khu rừng để các vị khất sĩ cư trú. Họ có thể đi khất thực ở các vùng ngoại ô và ngay cả trong thủ đô để có dịp giáo hóa dân chúng miền này. Sau khi nghe Đại đức Uruvelà Kassapa trình bày, đức Phật bằng lòng cho tất cả 1003 vị khất sĩ (Tỳ kheo) đi theo người về thành Ràjagaha (Vương Xá).

Ba anh em Kassapa tổ chức tăng đoàn rất nghiêm minh. Một ngàn vị khất sĩ được chia ra thành 40 chúng, mỗi chúng gồm 25 vị trong đó có một vị làm chúng trưởng. Đạo phong của các vị khất sĩ nhờ khéo tổ chức nên càng ngày càng sáng rỡ, đầy đủ uy nghi. Từ Gayà đến Ràjagaha chỉ khoảng 52 km mà tăng đoàn phải đi đến 10 ngày. Vì mỗi buổi sáng các vị khất sĩ (Tỳ kheo) phải chia nhau ghé vào các thôn xóm để khất thực. Sau đó họ tập họp lại trong một khu rừng hoặc trên một bãi cỏ để thọ trai trong im lặng. Thọ ngọ trai xong, họ lại lên đường, đi thành từng chúng. Hình dáng các vị khất sĩ khoác áo cà-sa màu vàng đi trầm lặng trên đường lần hồi gây một ấn tượng sâu đậm và đẹp đẽ trong lòng dân chúng.

Đến Ràjagaha, Đại đức Uruvelà Kassapa hướng dẫn đức Phật và tăng đoàn về tạm cư ở khu rừng Latthivana (Rừng Kè, Palm Grove), tại đền Suppatthita cách thủ đô Vương Xá độ 2 km về phía tây nam. Sáng hôm sau, giáo đoàn được phép ôm bát vào thành khất thực. Các vị khất sĩ chia ra thành từng chúng 25 người, đi thành hàng một, bước từng bước khoan thai và có ý thức, mắt nhìn thẳng xuống phía trước mặt, dáng điệu uy nghi và lặng lẽ. Theo lời Phật dạy, họ im lặng dừng lại trước mỗi nhà, không phân biệt giàu nghèo, khoảng năm phút, rồi tiến tới trước cổng nhà bên cạnh. Trong khi đứng im lặng chờ đợi được cúng dường thức ăn vào bát, họ theo dõi hơi thở và thực tập phép quán niệm mà đức Phật đã dạy. Khi được cúng dường, họ chỉ lặng lẽ nghiêng mình cám ơn mà không nói lời khen chê nào về thực phẩm được cúng dường. Người cúng dường sau khi sớt thức ăn vào bát vị khất sĩ, có thể đặt một vài câu hỏi. Các vị khất sĩ đã được lệnh ân cần trả lời về những câu hỏi đó. Đại ý, các vị cho biết là mình tu học trong Giáo Đoàn Khất Sĩ, dưới sự hướng dẫn của sa môn Gotama dòng Sàkya, thường được gọi là Phật; họ được thầy dạy về Bốn Sự Thật, Năm Giới và Tám Thánh Đạo. Tất cả các vị khất sĩ đều được lệnh trở về trú sở trước giờ ngọ để ăn trưa chung với nhau và sau đó nghe pháp thoại. Buổi chiều và buổi tối dành cho sự tu học và thiền tập. Vì vậy từ giữa trưa cho đến rạng sáng ngày hôm sau, không ai còn thấy bóng dáng một khất sĩ áo vàng nào trong thành phố nữa.

Chỉ trong vòng nửa tháng, phần lớn dân chúng thủ đô đã biết tới sự có mặt của giáo đoàn khất sĩ do Phật lãnh đạo. Vào những buổi chiều khi trời đã mát, nhiều vị thí chủ tìm tới Latthivana (Rừng Kè) gặp Phật và tăng đoàn để học hỏi về đạo lý tỉnh thức. Đức Phật chưa kịp đi thăm vua Seniya Bimbisàra[2]thì nhà vua đã được báo cáo về Phật và giáo đoàn khất sĩ đông đảo của người. Nhà vua được biết người lãnh đạo giáo đoàn này chính là vị sa môn trẻ tuổi mà mình đã gặp trước đây nơi đạo tràng của đạo sư Uddaka Ràmaputta. Một buổi chiều, nhà vua cùng với hoàng hậu Videhi và thái tử Ajàtasattu (A Xà Thế)[3]ngồi xe tứ mã đến Latthivana (Rừng Kè) để thăm Phật. Nhà vua có mời đi theo mình một trăm hai mươi vị nhân sĩ, trí thức và lãnh đạo cao cấp trong giới Bà-la-môn. Đến ven rừng, nhà vua xuống xe đi bộ vào. Hoàng hậu Videhi cầm tay thái tử Ajàtasattu theo sau. Một trăm hai mươi vị tân khách Bà-la-môn cũng làm như thế.

Nghe tin vua đến, đức Phật cùng Uruvelà Kassapa đi ra đón tiếp. Tất cả 1003 vị khất sĩ đều có mặt, ngồi vây quanh. Đức Phật mời vua, hoàng hậu, thái tử và các vị tân khách an tọa. Vua Seniya Bimbisàra bắt đầu giới thiệu các nhân sĩ Bà-la-môn với Phật. Trong số các vị tân khách này có nhiều người lảu thông kinh điển và giáo lý Vệ Đà. Họ thuộc đủ các khuynh hướng đạo học và tôn giáo trong vùng.

Phần lớn các vị nhân sĩ này đã từng nghe danh đạo sĩ Uruvelà Kassapa, và một số đã được gặp ông, nhưng ngoài quốc vương Bimbisàra chưa ai được gặp Phật lần nào. Thấy thái độ cung kính của Uruvelà Kassapa đối với Phật, nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên. Uruvelà Kassapa đã trên 100 tuổi trong lúc đức Phật chỉ mới 35 tuổi. Các quan khách thì thầm với nhau, không biết ai là thầy ai là đệ tử. Biết ý họ, đức Phật liền nói với đại đức Uruvelà Kassapa:

Này hiền giả Kassapa, hiền giả hãy nói cho Đại Vương và thính chúng biết vì sao hôm nay hiền giả có mặt nơi này.

Đại đức Uruvelà Kassapa liền đứng dậy, đi tới trước mặt Phật, chắp tay nói chậm rãi rõ ràng từng tiếng:

Kính bạch đức Bổn Sư Gotama, bậc giác ngộ hoàn toàn, kính thưa Đại Vương, thưa quý vị, từ khi biết được Giáo Pháp vi diệu của đức Bổn Sư, tôi đã từ bỏ tế đàn ở Uruvelà, thực hành Chánh Pháp và đạt được an lạc Niết-bàn, không còn chấp thủ lạc thú gì ở trần gian.

Nói xong đại đức liền quỳ xuống đảnh lễ đức Phật và long trọng tuyên bố:

Con là Uruvelà Kassapa xin cung kính đảnh lễ đức Bổn Sư Gotama Thế Tôn. Con là Uruvelà Kassapa xin cung kính đảnh lễ đức Bổn Sư Gotama Thế Tôn.

Đức Phật đỡ đại đức Kassapa dậy, bảo ông ngồi xuống bên tay trái của người. Bây giờ tất cả cử tọa đều hoàn toàn im lặng. Đức Phật lên tiếng nói cho mọi người nghe kinh Mahà Narada Kassapa Jàtakanói về Uruvelà Kassapa đã có nhân duyên làm đệ tử Phật từ nhiều kiếp trước. Kế đó đức Phật giảng về bố thí, giữ giới, các cõi trời, tai hại của các dục, ích lợi của xuất ly, Tứ Diệu Đế, tính vô thường, vô ngã và duyên sanh của con người và vạn vật, chỉ dạy cách diệt trừ mê lầm và đau khổ bằng cách thực hành đời sống tỉnh thức, giữ giới luật thanh tịnh, định tâm và quán chiếu. Rồi đức Phật kết luận bằng bài kệ:

“Không nên làm điều ác.

“Cố gắng làm việc lành.

“Giữ tâm ý trong sạch.

“Lời chư Phật dạy rành.[4]

Giọng Phật trong sáng, vang xa như tiếng chuông đồng, ấm áp như nắng xuân, trầm hùng như tiếng hải triều. Hơn một ngàn người lắng tai nghe trong im lặng, ai nấy đều vui mừng được thấy tâm mình bừng sáng, đầy hy vọng an lạc. Bao nhiêu nghi vấn trong lòng dần dần được cởi mở. Khi đức Phật dứt lời, vua Bimbisàra, vừa đắc quả Tu-đà-hoàn, nở một nụ cười sung sướng, rạng rỡ. Ông đứng dậy chắp tay cung kính bạch Phật :

Thưa Thế Tôn, hồi còn nhỏ trẫm có năm điều ước nguyện. Bây giờ năm điều ước nguyện ấy đều đã được thành tựu. Ước nguyện thứ nhất là được làm lễ quán đảnh và lên ngôi vua; ước nguyện ấy đã thành. Ước nguyện thứ hai là được gặp một bậc đạo sư giác ngộ; ước nguyện ấy cũng đã thành. Ước nguyện thứ ba là có duyên kính ngưỡng bậc giác ngộ ấy; ước nguyện này cũng đã thành. Ước nguyện thứ tư là được bậc giác ngộ ấy dạy cho trẫm con đường Chánh Pháp; ước nguyện này cũng đã thành. Ước nguyện thứ năm là có thể hiểu được Giáo Pháp của bậc giác ngộ ấy; ước nguyện này vừa được thành tựu. Thưa Thế Tôn, trẫm đã bắt đầu hiểu được giáo lý mầu nhiệm của ngài. Hôm nay, xin Thế Tôn hoan hỉ nhận trẫm làm đệ tử tại gia của ngài.

Đức Phật mỉm cười im lặng chấp thuận. Nhà vua lại thỉnh cầu Phật và tất cả tăng đoàn đến thọ trai ở đền vua vào ngày trăng tròn sắp tới. Đức Phật cũng hoan hỉ nhận lời.

.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca 

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications