Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC040A01 : F - Hạ 2 - Phật thành lập tinh xá đầu tiên Venuvana
Đã sắp đến mùa an cư kiết hạ nên qua ngày hôm sau, sau buổi cúng dường trai tăng tại đền vua, sứ giả của vua đưa Phật và các vị trưởng lão trong tăng đoàn đến viếng Venuvana (Trúc Lâm). Thật là một nơi cư trú lý tưởng cho giáo đoàn khất sĩ. Khu vườn rộng vào khoảng bốn mươi mẫu tây, cách trung tâm thủ đô Ràjagaha (Vương Xá) khoảng 2 km về phương bắc. Trong vườn tre mọc xanh tươi, đủ các loại, và có rất nhiều sóc tung tăng đùa giởn. Giữa vườn tre có hồ Kalandaka (hay Karanda) nước trong veo. Những chiếc thảo am có thể được dựng lên rải rác để làm chỗ cư trú cho các vị đại đức lớn tuổi. Các vị đệ tử lớn như Kondanna, Kassapa, Sàriputta, Moggallàna đều rất hoan hỉ họp nhau lại hoạch định cách tổ chức Trúc Lâm thành một tinh xá[15]có quy củ. Đức Phật dạy :
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:4936

Các tên gọi khác

Đã sắp đến mùa an cư kiết hạ nên qua ngày hôm sau, sau buổi cúng dường trai tăng tại đền vua, sứ giả của vua đưa Phật và các vị trưởng lão trong tăng đoàn đến viếng Venuvana (Trúc Lâm). Thật là một nơi cư trú lý tưởng cho giáo đoàn khất sĩ. Khu vườn rộng vào khoảng bốn mươi mẫu tây, cách trung tâm thủ đô Ràjagaha (Vương Xá) khoảng 2 km về phương bắc. Trong vườn tre mọc xanh tươi, đủ các loại, và có rất nhiều sóc tung tăng đùa giởn. Giữa vườn tre có hồ Kalandaka (hay Karanda) nước trong veo. Những chiếc thảo am có thể được dựng lên rải rác để làm chỗ cư trú cho các vị đại đức lớn tuổi. Các vị đệ tử lớn như Kondanna, Kassapa, Sàriputta, Moggallàna đều rất hoan hỉ họp nhau lại hoạch định cách tổ chức Trúc Lâm thành một tinh xá[15]có quy củ. Đức Phật dạy :

General Information

Danh sách : Liên quan
:
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC040A01 : F - Hạ 2 - Phật thành lập tinh xá đầu tiên Venuvana

Phật thành lập tinh xá đầu tiên Venuvana

 

Đã sắp đến mùa an cư kiết hạ nên qua ngày hôm sau, sau buổi cúng dường trai tăng tại đền vua, sứ giả của vua đưa Phật và các vị trưởng lão trong tăng đoàn đến viếng Venuvana (Trúc Lâm). Thật là một nơi cư trú lý tưởng cho giáo đoàn khất sĩ. Khu vườn rộng vào khoảng bốn mươi mẫu tây, cách trung tâm thủ đô Ràjagaha (Vương Xá) khoảng 2 km về phương bắc. Trong vườn tre mọc xanh tươi, đủ các loại, và có rất nhiều sóc tung tăng đùa giởn. Giữa vườn tre có hồ Kalandaka (hay Karanda) nước trong veo. Những chiếc thảo am có thể được dựng lên rải rác để làm chỗ cư trú cho các vị đại đức lớn tuổi. Các vị đệ tử lớn như Kondanna, Kassapa, Sàriputta, Moggallàna đều rất hoan hỉ họp nhau lại hoạch định cách tổ chức Trúc Lâm thành một tinh xá[15]có quy củ. Đức Phật dạy :

Mùa mưa không tiện cho việc du hành khất thực. Các vị tỳ kheo cần có nơi an cư thanh tịnh để cùng nhau tinh tấn tu học, vừa tránh được sự ướt át dọc đường, vừa khỏi dẫm đạp lên các loài côn trùng bò ra đầy đường. Trong ba tháng an cư[16], thiện nam tín nữ có thể mang thực phẩm tới cúng dường tại các trung tâm an cư. Và mỗi ngày họ sẽ được các vị xuất gia giảng dạy về giáo lý trong các thời khóa giảng, ngoài ra họ có thể nêu câu hỏi để được giải đáp thêm.

Truyền thống an cư kiết hạ được thiết lập từ đây. Chỉ còn mười lăm hôm nữa mùa an cư thứ hai sẽ bắt đầu với đầy đủ 1250 vị tỳ kheo A-la-hán.

Dưới sự điều động của đại đức Moggallàna, các vị khất sĩ trẻ tuổi dựng lên một am nhỏ cho Phật và nhiều am nhỏ khác cho các vị khất sĩ lớn tuổi. Tất cả đều được làm bằng tre, tranh và đất bùn. Am của Phật tuy nhỏ nhưng rất xinh xắn. Phía sau có một bụi tre vàng. Bên trái có một khóm tre xanh. Thầy Nàgasamàla đóng cho Phật một cái chõng tre và hai cái ghế, và đặt một lu nước cạnh bụi tre để Phật có nơi rửa mặt và tay chân. Thầy Nàgasamàla là một vị khất sĩ trẻ. Trước đây thầy là đệ tử của đại đức Uruvelà Kassapa. Từ ngày đến Venuvana đại đức Uruvelà Kassapa tiến cử thầy Nàgasamàla làm thị giả đầu tiên cho Phật.

Đại đức Sàriputta tiếp xúc với một cư sĩ ở thành Ràjagaha; vị này cúng dường cho tinh xá Venuvana một cái chuông đồng treo gần hồ Kalandaka, dưới một cành cây cổ thụ. Tiếng chuông báo hiệu giờ giấc tu học. Phật dạy mỗi khi nghe tiếng chuông, tất cả mọi người đều phải theo dõi hơi thở và thực hành chánh niệm.

Các vị đệ tử cư sĩ của Phật ngày nào cũng tới Trúc Lâm để giúp đỡ công trình kiến thiết. Đại đức Uruvelà Kassapa lãnh đạo tăng đoàn rất giỏi, mà điều hợp sự hỗ trợ của các cư sĩ cũng tài. Thầy hội họp với các vị thí chủ về việc cúng dường trai tăng, giúp cho mỗi vị khất sĩ đều có đầy đủ cà-sa, bình bát, tọa cụ, khăn lau mặt, vợt lọc nước, vân vân...

Ngày an cư đến. Thời khóa biểu tu học do đức Phật cùng các đại đệ tử soạn thảo từ trước được ban hành và được tăng đoàn chấp hành nghiêm chỉnh. Buổi sáng vào đầu canh tư có chuông báo thức. Sau khi rửa mặt, các vị khất sĩ bắt đầu thiền tập ngay tại chỗ ngủ của mình. Mọi người thực tập thiền tọa và thiền hành nhiều lần cho đến khi mặt trời lên tới đầu ngọn tre. Sau đó là giờ đi khất thực. Đại chúng chỉ nghỉ đi khất thực vào những ngày có thí chủ cúng dường thực phẩm đầy đủ cho cả tăng đoàn. Vào những ngày này, các vị khất sĩ có thể sử dụng thì giờ buổi sáng để gặp y chỉ sư của mình hầu tham vấn về những điều mình chưa nắm vững trong lãnh vực giáo nghĩa cũng như trong lãnh vực thực hành chỉ (samatha) quán (vipassanà). Y chỉ sư là một vị khất sĩ đã đạt được nhiều tiến bộ trên đường tu tập. Các vị đại đức Kondanna, Assaji, Kassapa, Sàriputta, Moggallàna, Bhaddiya, Vappa, Mahànàma Kulika, v.v... đều là những vị y chỉ sư lớn. Mỗi vị phụ trách hướng dẫn năm sáu mươi vị khất sĩ mới học. Có những vị y chỉ sư hướng dẫn mười người, hai mươi người hoặc ba mươi người. Mỗi vị khất sĩ mới học đều có y chỉ sư của mình. Đó là người huynh trưởng trong đạo mà mình cần nương tựa để học hỏi. Đại đức Uruvelà Kassapa đã cùng đại đức Sàriputta làm công việc phân phối này rất kỹ lưỡng trước ngày an cư.

Vào đầu giờ ngọ, các vị khất sĩ đều có mặt tại tinh xá, đứng thành hàng dài ở sân cỏ cạnh bờ hồ. Sau khi đã được phân phát thức ăn, mọi người ngồi xuống bãi cỏ và bắt đầu thọ trai trong im lặng.

Buổi trai phạn hoàn tất vào cuối ngọ. Sau đó đức Phật thường thuyết pháp cho đại chúng. Có khi ngài giảng dạy cho các vị khất sĩ thì các cư sĩ được dự thính. Có khi ngài giảng dạy cho các cư sĩ thì các khất sĩ được dự thính. Lại có những buổi ngài giảng dạy cho các thiếu nhi thì các cư sĩ và khất sĩ đều dự thính. Thường thường trong các buổi giảng cho trẻ em, đức Phật hay kể lại những chuyện tiền thân của ngài.

Có khi các đại đệ tử đứng ra giảng dạy thay Phật thì Phật ngồi nghe. Sau đó ngài thường chỉ điểm thêm và khen ngợi những phần được chỉ bày rành rẽ. Sau giờ thuyết pháp, giới cư sĩ lần lượt ra về, các tu sĩ được nghỉ ngơi một thời gian. Sau đó chuông lại báo hiệu giờ thiền tọa và thiền hành. Kế đến giờ tự do tham vấn và học hỏi. Đến giờ hợi (21 giờ) là giờ chỉ tịnh, mọi người đều im lặng nghỉ ngơi. Đức Phật và các đại đệ tử thường thiền tọa cho đến giờ tý (canh ba, nửa đêm) và dậy sớm hơn các vị trẻ tuổi.

Vua Bimbisàra rất thường đến Trúc Lâm thăm Phật và tăng đoàn. Ngài chỉ đem theo hoàng hậu Videhi, thái tử Ajàtasattu và vài người hầu cận. Ngài để xe tứ mã và quân hầu ở ngoài cổng và đi bộ vào tinh xá. Có một hôm thấy các vị khất sĩ ngồi dưới mưa để nghe giảng, vua bạch với Phật xin xây cất một giảng đường để các vị xuất gia có thể thọ trai hoặc nghe pháp. Từ ngày giảng đường được xây dựng xong, đời sống trong tinh xá bắt đầu có đủ tiện nghi. Giảng đường rộng lớn, chẳng những có thể che mưa nắng cho 1250 vị khất sĩ mà còn có thể chứa thêm khoảng một ngàn cư sĩ nữa.

.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca 

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications