Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC061A01 : F - Hạ 3 - Sàriputta rước Phật đi Sàvatthi
Sáng hôm sau, đức Phật, đại đức Sàriputta và giáo đoàn lên đường đi về thủ đô Sàvatthi của xứ Kosala. Đường về Sàvatthi đối với đại đức Sàriputta đã trở nên quen thuộc. Trên con đường này thầy và cư sĩ Sudattà Anàthapindika đã gây được niềm tin nơi dân chúng đối với Phật và giáo đoàn. Lần này Phật và giáo đoàn đi tới đâu đều được dân chúng tiếp đón niềm nở. Trên tả ngạn sông Aciravatì có nhiều khu rừng mát mẻ cho Phật và giáo đoàn nghỉ ngơi mỗi tối. Đoàn người chia làm ba nhóm. Nhóm của Phật đi đầu có thầy Sàriputta hướng dẫn. Nhóm thứ hai do đại đức Assaji cầm đầu. Nhóm thứ ba có đại đức Moggallàna trông nom. Các đoàn khất sĩ đi rất trang nghiêm, khi khất thực cũng như lúc đi trên đường dài. Dân chúng các thôn xóm ven sông thỉnh thoảng được nghe pháp thoại của Phật hoặc của các thầy cả nói sau giờ cơm trưa tại một khu rừng hay trên một bờ sông mát mẻ.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:4957

Các tên gọi khác

Sáng hôm sau, đức Phật, đại đức Sàriputta và giáo đoàn lên đường đi về thủ đô Sàvatthi của xứ Kosala. Đường về Sàvatthi đối với đại đức Sàriputta đã trở nên quen thuộc. Trên con đường này thầy và cư sĩ Sudattà Anàthapindika đã gây được niềm tin nơi dân chúng đối với Phật và giáo đoàn. Lần này Phật và giáo đoàn đi tới đâu đều được dân chúng tiếp đón niềm nở. Trên tả ngạn sông Aciravatì có nhiều khu rừng mát mẻ cho Phật và giáo đoàn nghỉ ngơi mỗi tối. Đoàn người chia làm ba nhóm. Nhóm của Phật đi đầu có thầy Sàriputta hướng dẫn. Nhóm thứ hai do đại đức Assaji cầm đầu. Nhóm thứ ba có đại đức Moggallàna trông nom. Các đoàn khất sĩ đi rất trang nghiêm, khi khất thực cũng như lúc đi trên đường dài. Dân chúng các thôn xóm ven sông thỉnh thoảng được nghe pháp thoại của Phật hoặc của các thầy cả nói sau giờ cơm trưa tại một khu rừng hay trên một bờ sông mát mẻ.

General Information

Danh sách : Liên quan
:
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca TC061A01 : F - Hạ 3 - Sàriputta rước Phật đi Sàvatthi

Sàriputta rước Phật đi Sàvatthi[14]

 

Sáng hôm sau, đức Phật, đại đức Sàriputta và giáo đoàn lên đường đi về thủ đô Sàvatthi của xứ Kosala. Đường về Sàvatthi đối với đại đức Sàriputta đã trở nên quen thuộc. Trên con đường này thầy và cư sĩ Sudattà Anàthapindika đã gây được niềm tin nơi dân chúng đối với Phật và giáo đoàn. Lần này Phật và giáo đoàn đi tới đâu đều được dân chúng tiếp đón niềm nở. Trên tả ngạn sông Aciravatì có nhiều khu rừng mát mẻ cho Phật và giáo đoàn nghỉ ngơi mỗi tối. Đoàn người chia làm ba nhóm. Nhóm của Phật đi đầu có thầy Sàriputta hướng dẫn. Nhóm thứ hai do đại đức Assaji cầm đầu. Nhóm thứ ba có đại đức Moggallàna trông nom. Các đoàn khất sĩ đi rất trang nghiêm, khi khất thực cũng như lúc đi trên đường dài. Dân chúng các thôn xóm ven sông thỉnh thoảng được nghe pháp thoại của Phật hoặc của các thầy cả nói sau giờ cơm trưa tại một khu rừng hay trên một bờ sông mát mẻ.

Từ Vesàlì đến Sàvatthi độ 340 km. Giáo đoàn đi độ một tháng thì đến nơi. Cư sĩ Anàthapindika và thái tử Jeta ra tận ngoài thành đón Phật và tăng đoàn đến ngay tinh xá Jetavana (Kỳ Viên). Thấy tinh xá là một khu vườn rộng rãi, mát mẻ, yên tĩnh, được tu bổ khéo léo, đức Phật rất hoan hỉ ngỏ lời khen ngợi. Sudattà rất sung sướng bạch Phật là nhờ ý kiến và sự trông nom xây cất của đại đức Sàriputta và thái tử Jeta mới được như thế. Nhờ địa thế rộng rãi, mát mẻ, yên tĩnh nhưng không quá xa đô thị, nhờ ông Sudattà và thái tử Jeta hết lòng giúp đỡ về tài chánh và nhân công, và nhờ rút kinh nghiệm tại tinh xá Venuvana (Trúc Lâm) nên Đại đức Sàriputta đã kiến tạo Jetavana thành một tinh xá vô cùng lý tưởng cho giáo đoàn từ một đến hai ngàn khất sĩ. Có am riêng của Phật (Gandha kuti), 80 am dành cho các khất sĩ lớn tuổi, nhiều dãy phòng trống trải cho các khất sĩ trẻ, ba bốn giếng nước lớn và một giảng đường rộng lớn có nhiều tầng. Jetavana được xem là cơ sở quan trọng nhứt của đức Phật, và ngài đã nhập hạ tại đây khoảng 25 lần trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp.

Chú tiểu Ràhula năm nay được chín tuổi. Theo nguyên tắc chú phải thân cận với đại đức Sàriputta để học hỏi với thầy. Nhưng sáu tháng nay vì thầy Sàriputta vắng mặt nên chú đã được giao lại cho đại đức Moggallàna. Tới tinh xá Jetavana, chú lại được theo hầu thầy Sàriputta như cũ.

Thái tử Jeta và cư sĩ Sudattà thiết lễ cúng dường tại tinh xá, ngay sau ngày Phật và giáo đoàn tới Sàvatthi. Dân chúng quanh vùng được mời tới để nghe Phật thuyết pháp. Đã nghe nói tới Phật từ nhiều tháng rồi, nên hôm ấy dân chúng thủ đô đến tinh xá rất đông. Sau bữa ngọ trai, Phật giảng về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo: Trước hết phải nhận thức rõ ràng những nỗi khổ trong đời sống hằng ngày; kế đến phải tìm hiểu các nguyên nhân gần và xa của những nỗi khổ đó; rồi đức Phật chỉ cách diệt khổ bằng tám hành động chơn chánh để đạt đến hạnh phúc chân thật và trường cửu của cảnh giới niết bàn vô lậu[15], thanh tịnh. Trong số người nghe hôm ấy có hoàng hậu Mallikà (Mạt Lợi), phu nhân của vua Pasenadi xứ Kosala, và công chúa Vajiri, do thái tử Jeta mời đến. Công chúa Vajiri mới lên mười tuổi.

Nghe thuyết pháp xong, thái tử muốn xin quy y Tam Bảo; nhưng hoàng hậu bảo nên chờ có sự đồng ý của vua trước đã. Hoàng hậu Mallikà biết là trong tương lai thế nào vua Pasenadi (Prasenajit, Ba Tư Nặc) cũng có cảm tình với Phật. Em gái của vua là hoàng hậu Videhi của vua Bimbisàra (Tần Bà Ta La hay Bình Sa Vương) xứ Magadha (Ma Kiệt Đà) đã quy y với Phật từ ba năm nay.

Trong số những người đến nghe Phật thuyết pháp hôm ấy có nhiều nhân vật quan trọng thuộc các giáo phái đang thịnh hành tại Sàvatthi. Họ đến vì tò mò hơn là học hỏi. Có người nghe Phật xong chợt thấy tâm hồn cởi mở. Có người nghe xong thì thấy Phật là một thế lực chống đối đáng ngại. Nhưng ai nấy đều công nhận rằng sự xuất hiện của Phật tại thành Sàvatthi là một biến cố rất trọng đại trong lịch sử tư tưởng và tôn giáo tại vương quốc Kosala (Kiều Tát La).

Sau khi lễ cúng dường và thuyết pháp đã hoàn mãn, cư sĩ Sudattà cung kính đảnh lễ Phật và bạch rằng :

Bạch Thế Tôn, thái tử Jeta, con và gia đình con cùng với tất cả bạn hữu kính thỉnh Phật và giáo đoàn sử dụng[16]lâm viên này làm tinh xá. Kính mong Thế Tôn hoan hỉ chấp nhận.

Này Sudattà, công đức của quý vị thật là to lớn. Tinh xá Jetavana này rất thuận lợi cho việc tu học và hoằng pháp. Quý vị đã hết lòng hộ trì Chánh Pháp thì từ nay quý vị cũng nên cố gắng tinh tấn trên đường tu tập giải thoát.

Sáng hôm sau, Phật và giáo đoàn ôm bát vào thành khất thực. Đại đức Sàriputta chia các vị khất sĩ thành hai mươi nhóm, mỗi nhóm mười lăm người, chia nhau đi vào các khu phố theo đúng phép khất thực. Sau đó tập họp về tinh xá trước giờ ngọ để chia nhau thức ăn và thọ trai.

Cứ bảy hôm lại có một buổi thuyết pháp của Phật tại Jetavana. Dân chúng đến nghe rất đông. Trong vòng mười hôm, vua Pasenadi, tuy chưa hề nghe Phật thuyết pháp, nhưng cũng đã nhiều lần nghe hoàng hậu và triều thần tán dương giáo lý cao thượng của Phật. Theo lời thái tử Jeta thì Phật chỉ mới 39 tuổi, cùng một tuổi với vua Pasenadi. Nhà vua không tin một người trẻ tuổi như vậy mà có thễ có đức độ và hiểu biết hơn các đạo sư cao niên danh tiếng hiện thời như Pùrana Kassapa, Makkhali Gosaleiputta, Sanjaya Belatthiputta, Ajita Kesakambala, Pakudha Kaccàna, Nigantha Nàtaputta[17](các lục sư ngoại đạo). Lòng vua nửa tin nửa ngờ. Vua nghĩ thầm khi có cơ hội ta sẽ đến gặp Phật để tìm hiểu trực tiếp con người mà cả hoàng hậu Mallikà và thái tử Jeta đều tỏ lòng cảm mến và kính phục.

.

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca 

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications