Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh

Giới thiệu Kinh Trung Bộ - Hòa thượng Thích Minh Châu

 

Lời Nói Đầu
(trong bản in lần thứ nhất năm 1973)


Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập : tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.

Sau khi dịch xong Kinh Trường Bộ (Digha Nikàya), Vu Lan 2516 (23-8-1972), tôi dịch tiếp Kinh Trung Bộ.

Tôi dựa theo nguyên bản Pàli của Hội Pàli Text Society để phiên dịch và dùng ba bản dịch làm tài liệu. Tài liệu thứ nhất là những ghi chú bằng tiếng Anh và chữ Hán, tôi đã tự mình ghi vào bản Pàli, từng chữ, từng hàng, từng trang một, khi tôi theo học bản Pàli này, từ năm 1952 đến năm 1955 tại Hội Dharmaduta Vidhyalaya ở Colombo, Tích Lan, do Ngài Pannananda diễn giảng. Bản tài liệu thứ hai là bản dịch "The Middle Length Sayings" của Cô L. B. Horner, hội Pàli Text Society, một công trình dịch thuật rất chu toàn; và bản thứ ba là bản dịch ra tiếng Nhật của bộ Nam truyền Đại Tạng Kinh. Thỉnh thoảng tôi tham khảo các bản kinh Hán Tạng tương đương nếu thấy cần thiết.

Vấn đề tìm được Hán tự tương đương với chữ Pàli, thật là một vấn đề nan giải. Như biết Pancak Khandha là năm uẩn, Rùpa là Sắc, Vedanà là Thọ, Sannà là Tưởng, Sankhàrà là Hành và Vinnàna là Thức, thời dịch vừa gọn, vừa nhanh. Nhưng nếu gặp những danh từ chưa có chữ Hán tương đương là cả một vấn đề thật khó khăn và nan giải.

Các bài Kinh chữ Hán tương đương trong bộ Trung A Hàm không giúp đỡ được nhiều. Ngài Sanghadeva (Tăng Già Đề Bà) dịch Trung A Hàm vào năm 398 sau kỷ nguyên, nên nhiều danh từ Ngài dùng không được các dịch giả về sau như Ngài Huyền Trang chấp nhận. Như Vedana, Ngài Sanghadeva dịch là Giác, về sau dịch là Thọ; Savitakka, Savicara, Ngài dịch là Hữu giác, Hữu quán, về sau dịch là Hữu tầm, Hữu tứ; Phassa Ngài dịch là Cánh Lạc, về sau dịch là Xúc. Cho nên, bản Hán Tạng nhiều khi tối nghĩa và dễ phát sinh hiểu lầm, nếu chúng ta không có bản Pàli tương đương.

Chúng tôi dịch Kinh Pàli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những Kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, từ mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy chớ không phải Đạo đến để nhờ người thấy hộ, Đạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải Đạo của người nhắm mắt; Đạo của người thấy, của người biết (Passato Jànato), không phải là Đạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.

Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật, và vì trách nhiệm ấy chúng tôi đã cố gắng phiên dịch Kinh Tạng Pàli ra Việt ngữ. Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy tư chính chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy trung thực của đức Bổn sư chúng ta.

Tỷ kheo Thích Minh Châu
Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1973

# Nội dung Nhân duyên Tài liệu
Kinh Trung Bộ 52.Kinh Bát Thành (Atthakanāgara sutta) (P. Aṭṭhakanāgarasuttaṃ, H. 八城經) tương đương Bát thành kinh.56 Tôn giả Ānanda nương lời Phật dạy, hướng dẫn tu tập 11 cửa bất tử, nhằm đạt được an lạc giải thoát trong hiện đời gồm 4 thiền (hỷ lạc do lìa tham ái, hỷ lạc do định, diệu lạc do bỏ hỷ, xả niệm thanh tịnh), 4 Phạm trú (từ, bi, hỷ, xả) và 3 thiền vô sắc (Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ).

Địa điểm : Tôn giả Ananda trú ở Vesali (Tỳ-xá-ly), tại Beluvagàmaka (ấp Trúc Lâm).

Người giảng : Tôn giả Ananda

Đối tượng nghe : gia chủ Dasama, người ở thành Atthaka đến tại Pataliputta (thành Ba-la-lị-phất)

-
Kinh Trung Bộ 53.Kinh Hữu Học (Sekha sutta) (P. Sekhasuttaṃ, H. 有學經). Thay lời đức Phật, Tôn giả Ānanda giới thiệu các hạnh tu của bậc Hữu học, khích lệ mọi người tu học, kết thúc khổ đau, chứng đạt Thánh quả gồm: (i) Giới hạnh; (ii) Làm chủ 6 giác quan; (iii) Tiết độ trong tiêu thụ; (iv) Chánh niệm trong các oai nghi; (v) Tu 7 diệu pháp (tín, tàm, quý, tấn, văn, niệm, tuệ); (vi) Chứng 4 thiền.

Địa điểm : Thế Tôn sống giữa các Sakya (Thích-ca), thành Kapilavatthu, tại tinh xá Nigrodha.

Người giảng : Đức Phật ( Phạm thiên Sanankumara được nhắc đến)

Đối tượng nghe : Tôn giả Ananda , vua Shakya Mahanama và dân Shakya ở Thành Ca Tỳ La Vệ

-
Kinh Trung Bộ 54.Kinh Potaliya (Potaliya sutta) (P. Potaliyasuttaṃ, H. 哺多利經) tương đương Bô-lợiđa kinh.57 Đức Phật dạy kỹ năng chấm dứt nghiệp và thói phàm phu gồm sát hại, trộm cắp, nói láo, tham lam, giận dữ, phỉ báng, phẫn nộ, cao ngạo; nhờ đó, con người được hạnh phúc và thành công. Đồng thời, người tu tập thấy rõ tác hại của ái dục như khúc xương, miếng thịt, cầm đuốc đi ngược gió, hố than hừng, cơn mộng, vật mượn và như cây có nhiều quả chín để không bị nhiễm đắm vào dục

Địa điểm : Một thời Thế Tôn ở tại Anguttarapa. Apana là một thị trấn của Anguttarapa

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Gia chủ Potaliya

-
Kinh Trung Bộ 55.Kinh Jīvaka (Jīvaka sutta) (P. Jīvakasuttaṃ, H. 耆婆迦經). Đức Phật giải thích lợi ích của đạo đức và nguyên nhân không nên ăn thịt động vật. Ba trường hợp thịt thanh tịnh thì ăn được: (i) Không thấy cảnh con vật đang bị giết; (ii) Không nghe tiếng kêu của con vật đang bị giết; (iii) Không có hoàinghi về con vật ấy chết vì mình. Đồng thời, đức Phật khuyên mọi người phát triển tâm từ bi, thương yêu con người, động vật và bảo vệ môi trường

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), tại rừng xoài của Jivaka Komarabhacca.

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Thần y Jivaka Komarabhacca

-
Kinh Trung Bộ 56.Kinh Ưu-ba-ly (Upāli sutta) (P. Upālisuttaṃ, H. 優婆離經) tương đương Ưubà-ly kinh.58 Sau khi luận chiến với đức Phật, cư sĩ Upāli, đại diện phái tu Lõa thể, đã nhận Phật làm thầy. Qua đối thoại, đức Phật khẳng định vai trò quan trọng của ý nghiệp đối với hành vi, và thay vào đó, nên tu tứ Thánh đế, kết thúc khổ đau

Địa điểm : Thế Tôn ở tại Nalanda, trong rừng Pavarikamba

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Nigantha Nataputta ,Nigantha Dighatapassi (Trường Khổ Hạnh Giả) và gia chủ Upali

-
Kinh Trung Bộ 57.Kinh Hạnh Con Chó (Kukkuravatika sutta) (P. Kukkuravatikasuttaṃ, H. 狗行者經).58 Sau khi khẳng định pháp tu hạnh con chó và hạnh con bò làm người tu khổ hạnh đầu thai làm chó, làm bò, bị đọa lạc khổ đau, đức Phật phân tích 4 loại nghiệp và quả báo: (i) Nghiệp đen, quả báo đen; (ii) Nghiệp trắng, quả báo trắng; (iii) Nghiệp nửa đen nửa trắng, quả báo nửa đen nửa trắng; (iv) Nghiệp không đen không trắng, quả bảo không đen không trắng. Phật khuyên mọi người tu nghiệp trắng, tức sống đời đạo đức thanh cao để đạt hạnh phúc và thành công.

Địa điểm : Thế Tôn ở giữa dân chúng Koliya Haliddavasana là tên một thị trấn của dân chúng Koliya.

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Punna Koliyaputta (hành trì hạnh con bò) và lõa thể Seniya (hành trì hạnh con chó )

-
Kinh Trung Bộ 58.Kinh Vương Tử Vô Úy (Abhayarājakumāra sutta) (P. Abhayarājakumārasuttaṃ, H. 無畏王子經).59 Đại diện đạo Lõa thể, Vương tử Vô Úy gài bẫy đức Phật phải trả lời “có” hoặc “không” hầu bắt bí Ngài. Đức Phật dạy kỹ năng tháo mở móc câu trong cổ, và khẳng định rằng Ngài thuyết pháp, truyền thông và đối đáp đều mang tính chân lý, hướng đến mục đích cao quý, bất luận người nghe có thích hay không thích.

Địa điểm : Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivapa (chỗ nuôi các con sóc).

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Vương tử Abhaya (Vô Úy) , Nigantha Nataputta

-
Kinh Trung Bộ 59.Kinh Nhiều Cảm Thọ (Bahuvedanīya sutta) (P. Bahuvedanīyasuttaṃ, H. 多受經).60 Để giúp mọi người dừng sự tranh cãi về phân loại cảm thọ là 2 hay 3, đức Phật giải thích rằng tùy tình huống, cảm thọ có thể phân loại: 2 thọ, 3, 5, 6, 18, 36 và 108 thọ. Nhân đó, đức Phật phân tích các cấp độ cảm giác hạnh phúc, thấp nhất là khoái lạc giác quan, cao hơn là hạnh phúc trong thiền định và cao nhất là Niết-bàn.

Địa điểm : Thế Tôn ở tại Savatthi (Xá vệ), Jetavana (Rừng Kỳ đà)

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Tôn giả Ananda , Tôn giả Udayi , người thợ mộc Pancakanga (Ngũ Phần)

-
Kinh Trung Bộ 60.Kinh Không Gì Chuyển Hướng (Apannaka sutta) (P. Apaṇṇakasuttaṃ, H. 無戲論 經).61 Đức Phật phân tích tác hại của 5 tà thuyết đương thời, gồm (i) Hư vô luận; (ii) Thuyết không có đời sau; (iii) Thuyết không có quả báo sau khi chết; (iv) Thuyết định mệnh; (v) Thuyết không có các cõi vô sắc. Theo đó, đức Phật khuyên dù chủ trương điều gì, đi theo học thuyết nào, cũng không nên làm khổ bản thân và làm khổ tha nhân; nên sống đạo đức, dứt các trói buộc tâm, tu thiền định để chứng đắc trí tuệ, giải phóng khổ đau.

Địa điểm : Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala với Ðại chúng Tỷ-kheo và đến tại Sala, một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Các Bà-la-môn gia chủ ở Sala

-
Kinh Trung Bộ 61.Kinh Giáo Giới La-hầu-la Ở Rừng Ambala (Ambalatthikā Rāhulovāda sutta) (P. Ambalaṭṭhikārāhulovādasuttaṃ, H. 菴婆孽林教誡羅睺羅經) tương đương La-vân kinh.62 Để giúp chú tiểu La-hầu-la thấy sự nguy hiểm của lời nói dối, đức Phật dùng ảnh dụ “chậu nước” nói về sự mất giá trị, nếu đánh mất sự chân thật, trung thực. Người nói dối như con voi lâm trận, sẵn sàng thí mạng sống mà không tiếc. Người tu hành phải thường xuyên soi gương nhân cách, biết phản tỉnh, sám hối, chừa bỏ, chuyển nghiệp để trở nên cao quý và lợi ích cho nhiều người.

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Tôn giả Rahula

-
Kinh Trung Bộ 62.Ðại Kinh Giáo Giới La-hầu-la (Mahā Rāhulovāda sutta) (P. Mahārāhulovādasuttaṃ, H. 教誡羅睺羅大經).63 Đức Phật dạy Tôn giả La-hầu-la cách quán sắc pháp và 5 uẩn không phải là tôi, tự ngã của tôi và sở hữu của tôi. Đồng thời, Ngài hướng dẫn cách tu thiền quán 4 đại, từ, bi, hỷ, xả, bất tịnh, vô thường, niệm hơi thở để vượt qua nghiệp phàm, đạt được giác ngộ và giải thoát.

Địa điểm : Thế Tôn ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá Anathapindika (Cấp Cô độc).

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Tôn giả Rahula

-
Kinh Trung Bộ 63.Tiểu Kinh Mālunkyā (Cula Mālunkyā sutta) (P. Cūḷamāluṅkyasuttaṃ, H. 摩羅迦小經) tương đương Tiễn dụ kinh.64 Nhân dịp Māluṅkyaputta định hoàn tục do đức Phật không giải thích các vấn đề siêu hình, đức Phật dạy về tính trị liệu thực tiễn của Phật pháp. Cũng như nạn nhân cần thiết, khẩn cấp nhổ mũi tên độc ra khỏi cơ thể, người tu tập cần nhổ gốc khổ đau và sinh tử; thực hành tứ Thánh đế, giải phóng khổ đau, đạt được an tịnh, trí tuệ, giác ngộ và chứng Niết-bàn.

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Tôn giả Malunkyaputta

-
Kinh Trung Bộ 64.Ðại Kinh Mālunkyā (Mahā Mālunkyā sutta) (P. Mahāmāluṅkyasuttaṃ, H. 摩羅迦大經) tương đương Ngũ hạ phần kiết kinh.65 Đức Phật khuyên mọi người tinh tấn chặt đứt 5 trói buộc thấp, gồm thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục và sân để giải phóng khổ đau, chứng đắc quả Thánh. Cũng như cách lấy lõi cây, người tu cần nghe giảng pháp, quán 5 uẩn vô thường, làm chủ giác quan, tu tập 4 thiền định, phát triển trí tuệ.

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Tôn giả Malunkyaputta , Tôn giả Ananda , các tỳ kheo

-
Kinh Trung Bộ 65.Kinh Bhaddāli (Bhaddāli sutta) (P. Bhaddālisuttaṃ, H. 跋陀利經) tương đương Bạt đà-hòa-lợi kinh.66 Nhân dịp nhắc nhở một Tăng sĩ ương ngạnh không giữ được giới “ăn một lần trước ngọ”, đức Phật khuyên mọi người phải tuân thủ giới hạnh thanh cao; không tránh né, không bất mãn, không chống đối khi được nhắc nhở; khi có tội và bị cử tội nên phát lồ sám hối, nỗ lực chuyển nghiệp; siêng tu thiền định, khai mở trí tuệ để chứng đắc các quả Thánh

Địa điểm : Thế Tôn trú tại Savatthi, Jetavana, tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Tôn giả Bhaddali , các tỳ kheo

-
Kinh Trung Bộ 66.Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy (Latukikopama sutta) (P. Bhaddālisuttaṃ, H. 跋陀利經) tương đương Bạt đà-hòa-lợi kinh.66 Nhân dịp nhắc nhở một Tăng sĩ ương ngạnh không giữ được giới “ăn một lần trước ngọ”, đức Phật khuyên mọi người phải tuân thủ giới hạnh thanh cao; không tránh né, không bất mãn, không chống đối khi được nhắc nhở; khi có tội và bị cử tội nên phát lồ sám hối, nỗ lực chuyển nghiệp; siêng tu thiền định, khai mở trí tuệ để chứng đắc các quả Thánh

Địa điểm : Thế Tôn ở tại Anguttarapa (Ương-già Bắc Phương Thủy). Apana là một thị tứ của Anguttarapa.

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Tôn giả Udayi

-
Kinh Trung Bộ 67.Kinh Cātumā (Cātumā sutta) (P. Cātumāsuttaṃ, H. 車頭聚落經).68 Như người xuống nước sợ sóng, cá sấu, nước xoáy, cá dữ; đức Phật dạy rằng người tu bị thất bại, hoàn tục là do: (i) Bệnh tự ái, vì người dạy nhỏ tuổi hơn, như sóng dữ; (ii) Thèm ăn ngon và phi thời, như cá sấu; (iii) Tiếc không hưởng thụ được 5 dục lạc, như nước xoáy; (iv) Bị dục tình phá hoại, không phòng hộ các giác quan, như cá dữ. Đức Phật cũng khuyến khích tứ chúng cần noi gương Tôn giả Sāriputta và Mahāmoggallāna sống an lạc trong hiện tại.

Địa điểm : Thế Tôn ở tại Catuma trong rừng cây Kha-lưu-lạc (Myrobalan).

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Khoảng năm trăm Tỷ-kheo mới, Sariputta (Xá-lợi-phất),Moggallana (Mục-kiền-liên) , tôn giả Ananda , Các Thích tử ở Catuma và Phạm thiên Sahampati

-
Kinh Trung Bộ 68.Kinh Nalakapāna (Nalakapāna sutta) (P. Naḷakapānasuttaṃ, H. 那羅伽波寧村 經) tương đương Sa-kê-đế tam tộc tánh tử kinh.69 Đức Phật khen ngợi và khích lệ những người đi tu vì lý tưởng cao quý, giữ giới hạnh, tu thiền định, đạt trí tuệ, nhằm giải phóng khổ đau của bản thân và mang lại hạnh phúc cho tha nhân. Đức Phật xác quyết rằng chỉ vì muốn mang lại lợi ích cho con người, đức Phật nói về cảnh giới tái sanh lành của Tăng Ni và Phật tử sau khi qua đời.

Địa điểm : Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala (Câu-tát-la) tại Nalakapana, rừng cây Palasa.

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Nandiya, Tôn giả Kimbila, Tôn giả Bhagu, Tôn giả Kundadhana, Tôn giả Revata, Tôn giả Ananda và một số Thiện gia nam tử danh tiếng khác

-
Kinh Trung Bộ 69.Kinh Gulisāni (Gulisāni sutta) (P. Goliyānisuttaṃ, H. 瞿尼師經) tương đương Cù-ni sư kinh.70 Tôn giả Sāriputta dạy 17 yếu tố giúp người tu ở rừng hay thành thị trở thành bậc Chân nhân và Thánh nhân, gồm: (i) Tôn trọng đồng tu; (ii) Khiêm tốn và nhường nhịn; (iii) Không vào làng quá sớm, không trở về quá muộn; (iv) Không đến gia đình trước và sau buổi ăn; (v) Không dao động thân; (vi) Không nhiều chuyện; (vii) Làm người bạn tốt, dễ góp ý; (viii) Hộ trì các giác quan; (ix) Tiết độ trong ăn uống; (x) Chú tâm; (xi) Tu tinh cần, tinh tấn; (xii) Chánh niệm, tỉnh giác; (xiii) Tu thiền định; (xiv) Có trí tuệ; (xv) Tu Thắng pháp, Thắng luật; (xvi) Tu Tịch tịnh giải thoát; (xvii) Tu pháp Thượng nhân.

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Người giảng : Tôn giả Mahamoggallana,Tôn giả Sariputta

Đối tượng nghe : Các tỳ kheo ,Tỷ-kheo Gulissani (hành động thô tháo )

-
Kinh Trung Bộ 70.Kinh Kītāgiri (Kītāgiri sutta) (P. Kīṭāgirisuttaṃ, H. 枳吒山邑經) tương đương A-thấp bối kinh.71 Nhân dịp nói về lợi ích của việc không ăn phi thời, đức Phật khuyên người tu nên tinh tấn tu học và an trú vào hạnh phúc do dứt các pháp bất thiện. Nhờ đó, người tu tập chứng quả Thánh bằng 7 cách: (i) Câu phần giải thoát; (ii) Tuệ giải thoát; (iii) Thân chứng; (iv) Kiến đáo; (v) Tín giải thoát; (vi) Tùy pháp hành; (vii) Tùy tín hành.

Địa điểm :

Người giảng :

Đối tượng nghe :

-
Kinh Trung Bộ 71.Kinh Dạy Vacchagotta Về Tam Minh (Tevijjavacchagotta sutta) (P. Tevijjavacchagottasuttaṃ, H. 婆 蹉衢多三明經).72 Đức Phật cho rằng những gì mà Ngài đạt được, thực chất là 3 tuệ giác (Tam minh) gồm tuệ giác quá khứ của bản thân, tuệ giác về tái sinh của hữu tình và tuệ giác về sự chấm dứt khổ đau trong hiện tại. Đồng thời, đức Phật khẳng định trí “biết hết mọi thứ” (nhất thiết trí) trong lúc thức và lúc ngủ (nếu không có tác ý hướng tâm đến đối tượng) là không có thật. Giải thoát, theo đức Phật, thực chất là giải thoát tâm khỏi trói buộc (tâm giải thoát) và giải thoát bằng trí tuệ (tuệ giải thoát).

Địa điểm : Thế Tôn ở Vesali (Tỳ-xá-ly) rừng Ðại Lâm, tại Kutagarasala (Giảng đường Trùng Các).

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : du sĩ ngoại đạo Vacchagotta

-
Kinh Trung Bộ 72.Kinh Dạy Vacchagotta Về Lửa (Aggivacchagotta sutta) (P. Aggivacchagottasuttaṃ, H. 婆蹉衢多 火[喻]經).73 Đức Phật chủ trương không mất thời gian trả lời các câu hỏi siêu hình, các câu chuyện hý luận. Để đạt được sự ly tham, giác ngộ và giải thoát, đức Phật hướng dẫn kỹ năng vượt qua các ảo tưởng về ngã, ngã sở hữu, ngã tùy miên đối với bản thân và mọi sự vật trên đời. Bậc Giác ngộ sau khi chết cũng như hiện tượng củi hết, lửa tắt, không thể truy tìm được hướng đi

Địa điểm : Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-Lâm)

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : du sĩ ngoại đạo Vacchagotta

-
Kinh Trung Bộ 73.Ðại Kinh Vaccaghotta (Mahāvacchagotta sutta) (P. Mahāvacchagottasuttaṃ, H. 婆蹉衢多 大經).75 Nhờ lắng nghe đức Phật truy nguyên nguồn gốc của khổ đau từ tham ái, giận dữ, si mê và khích lệ từ bỏ 10 nghiệp bất thiện (giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói láo, nói chia rẽ, nói thô ác, nói phù phiếm, tham, sân, tà kiến), du sĩ Vacchagotta trở thành Tăng sĩ, tu tập chân chánh, chứng đắc Thánh quả

Địa điểm : Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương Xá), Veluvàna (Trúc Lâm), nơi Kalandakanivape (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : du sĩ ngoại đạo Vacchagotta , các tỳ kheo

-
Kinh Trung Bộ 74.Kinh Trường Trảo (Dīghanakha sutta) (P. Dīghanakhasuttaṃ, H. 長爪經).74 Chứng minh tác hại từ thuyết Hoài nghi của ngoại đạo Trường Trảo, đức Phật hướng dẫn quán vô ngã đối với thân (từ tinh cha, trứng mẹ, được phối hợp bởi đất, nước, lửa, gió). Thân và 3 loại cảm xúc khổ đau, hạnh phúc, trung tính đều bị vô thường chi phối, bị đoạn diệt, bị hủy hoại; cũng là vô ngã và bị vô thường chi phối. Để giải thoát, không nên chấp thủ thân, cảm xúc; không chấp thủ danh từ và mọi thứ trên đời

Địa điểm : Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakuta (Linh Thứu), trong hang Sukarakhata.

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : du sĩ ngoại đạo Dìghanakha (Trường Trảo Aggivessana) , tôn giả Sariputa

-
Kinh Trung Bộ 75.Kinh Māgandiya (Māgandiya sutta) (P. Māgaṇḍiyasuttaṃ, H. 摩犍提經) tương đương Tu-nhàn-đề kinh.75 Phân tích sự nguy hiểm và tác hại của thuyết hưởng lạc đối với 5 dục lạc, đức Phật giải thích giá trị của hạnh phúc do tu thiền (thiền lạc). Bằng ảnh dụ “hạnh phúc cõi trời cao hơn hạnh phúc cõi người” và “sự đỡ ngứa do cào vết thương”, đức Phật khẳng định dục lạc sẽ thiêu đốt con người trong bất hạnh về lâu dài. Tu 4 cấp thiền định giúp con người trải nghiệm hạnh phúc sâu lắng, kết thúc khổ đau.

Địa điểm : Thế Tôn trú giữa dân chúng Kuru, tại thị trấn của dân chúng Kuru tên là Kammasadhamma, trên thảm cỏ trong nhà lửa của một Bà-la-môn thuộc dòng họ Bharadvajia.

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Tôn giả Magandiya, Tôn giả Bharadvaja

-
Kinh Trung Bộ 76.Kinh Sandaka (Sandaka sutta) (P. Sandakasuttaṃ, H. 刪陀迦經).76 Dựa vào lời đức Phật, Tôn giả Ānanda bác bỏ 4 tà thuyết: (i) Thuyết vô hành; (ii) Thuyết vô nhân quả; (iii) Thuyết định mệnh; (iv) Thuyết luân hồi tịnh hóa. Đồng thời, nói rõ tác hại của 4 thuyết bất an: (i) Ngụy biện về toàn trí; (ii) Xem truyền thuyết là chân lý; (iii) Giỏi biện luận theo tư biện, khi này khi khác; (iv) Ngụy biện như con lươn. Đồng thời, Tôn giả khuyên mọi người tu chánh đạo, dứt năm trói buộc tâm, tu tập thiền định, đạt trí tuệ, kết thúc khổ đau.

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Kosambi (Kiều-thưởng-di), tại tu viện Ghosita (Cù-sư-la).

Người giảng : Tôn giả Ananda

Đối tượng nghe : du sĩ Sandaka trú ở hang Pilakka với đại chúng du sĩ, khoảng độ năm trăm du sĩ

-
Kinh Trung Bộ 77.Ðại Kinh Sakuludāyi (Mahāsakuludāyin sutta) (P. Mahāsakuludāyisuttaṃ, H. 善生優陀 夷大經) tương đương Tiễn mao kinh.77 Đức Phật chia sẻ lý do nhiều người tu học theo Ngài là do Ngài đạt được sự tối thượng về giới đức, thuyết pháp với thắng trí, trí tuệ biết rõ người và mọi việc, dùng tứ Thánh đế vượt qua khổ đau và hướng dẫn tu tập 4 chánh niệm, 4 chánh cần, 4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác ngộ, 8 chánh đạo

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Người giảng : Đức Phật ( có nhắc đến 1 số vị lãnh đạo các giáo phái , tôn giáo )

Đối tượng nghe : du sĩ Sakuludayi ( tôn giả Udayi)

-
Kinh Trung Bộ 78.Kinh Samanamandikā (Samanamandikāputta sutta) (P. Samaṇamuṇḍikasuttaṃ, H. 沙門 文祁子經) tương đương Ngũ chi vật chủ kinh.78 Phân tích giới hạn của thuyết không làm ác, không hành nghề ác là thiện tối thượng, đức Phật dạy tiêu chuẩn của bậc chân tu gồm biết rõ thiện ác từ tư duy đến hành động, nghề nghiệp và tu tập; tu tập 4 tinh tấn để nhổ lên gốc rễ của nghiệp và lối sống bất thiện là tham, sân, si và chấm dứt dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng; tu tập 4 thiền định và hoàn thiện 8 chánh đạo giúp người tu trở thành bậc chân tu, đạt được chánh trí và giải thoát

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ Viên), tại tinh xá Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Người giảng : Đức Phật ( có nhắc đến 1 số vị lãnh đạo các giáo phái , tôn giáo )

Đối tượng nghe : du sĩ Uggahamana( con của Samanamandika, trú ở tinh xá của Mallika tại Ekasalaka) , thợ mộc Pancakanga

-
Kinh Trung Bộ 79Tiểu Kinh Thiện Sanh Ưu Đà Di (Cūlasakuludāyi sutta) (P. Cūḷasakuludāyisuttaṃ, H. 善生優陀 夷小經) tương đương Tiễn mao kinh.79 Phủ định thuyết toàn tri trong khi thức và ngủ của Ni-kiền tử, đức Phật dạy thuyết tương duyên về sự sinh diệt của con người và vạn vật. Phật liệt dẫn các loại ánh sáng, gồm ánh sáng đom đóm, đèn cầy, đuốc, đống lửa lớn, ngôi sao, mặt trăng rằm, mặt trời đứng bóng, và cho rằng ánh sáng trí tuệ là tuyệt vời nhất. Để chứng đắc Tam minh, tức trí tuệ của bậc Giác ngộ, con người cần tu đạo đức và 4 thiền định, nhờ đó kết thúc khổ đau.

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá). Veluvana (Trúc Lâm), ở Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Du sĩ Sakuludayi ở tại Moranivapa (Khổng Tước Lâm), một tinh xá du sĩ, cùng với đại chúng du sĩ

-
Kinh Trung Bộ 80.Kinh Vekhanassa (Vekhanassa sutta) (P. Vekhanassasuttaṃ, H. 鞞摩那修經) tương đương Bệ-ma-na-tu kinh.80 Giống kinh 79, đề cao giá trị của trí tuệ vượt lên trên các loại ánh sáng, đức Phật hướng dẫn kỹ năng vượt qua thói quen hưởng thụ 5 dục lạc (sắc, thanh, hương, vị, xúc) dễ chịu, hấp dẫn; hoàn thiện đạo đức và thiền định, chặt đứt 5 trói buộc tâm, đạt giác ngộ và giải thoát.

Địa điểm : Thế Tôn ở tại Savatthi (Xá-vệ) , Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tịnh xá ông Anathapinka (Cấp Cô Ðộc).

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Du sĩ Vekhanassa ( Kaccana )

-
Kinh Trung Bộ 81.Kinh Ghatīkāra (Ghatīkāra sutta) (P. Ghaṭikārasuttaṃ, H. 陶師經) tương đương Bệ-bà lăng-kỳ kinh.83 Không nhận lời thỉnh cầu cúng dường của Vua Kikī vì đã nhận lời của người thợ gốm, đức Phật gián tiếp khích lệ mọi người cần đạt được 6 ưu việt như thợ gốm: (i) Không phiền não nếu bị từ chối; (ii) Quy y Tam bảo và giữ 5 đạo đức; (iii) Chánh tín với Phật pháp, không hoài nghi về 4 chân lý Thánh; (iv) Sống theo thiện pháp, tiết độ ăn uống; (v) Hiếu kính cha mẹ già; (vi) Chứng quả Bất hoàn.

Địa điểm : Thế Tôn đi du hành giữa dân chúng Kosala với đại chúng Tỷ-kheo.

Người giảng : Đức Phật ( thanh niên Jotipala – Bồ tát ,thợ gốm Ghatikara – bạn của ngài nay là 1 vị thiên , Kassapa là vị Thế Tôn lúc bấy giờ)

Đối tượng nghe : Tôn giả Ananda

-
Kinh Trung Bộ 82.Kinh Ratthapāla (Ratthapāla sutta) (P. Raṭṭhapālasuttaṃ, H. 賴吒恕羅經) tương đương Lại-tra-hòa-la kinh.81 Câu chuyện thanh niên nhà giàu có, nhờ tuyệt thực đã thuyết phục thành công cha mẹ cho đi tu. Khi về thăm lại gia đình, vị Tăng sĩ này chia sẻ lý tưởng xuất gia do thấy rõ: (i) Cuộc đời vô thường; (ii) Mọi thứ vô hộ và vô chủ; (iii) Vô ngã và vô sở hữu; (iv) Con người bị chi phối bởi lão suy, bệnh suy, tài suy, thân suy. Nhưng nếu làm bậc chân tu, chúng ta không chỉ tạo hạnh phúc cho mình mà còn cứu độ nhân sinh.

Địa điểm : Thế Tôn du hành ở giữa dân chúng Kuru, cùng với đại chúng Tỷ-kheo, và đi đến một thị trấn của dân chúng Kuru tên là Thullakotthita

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Tôn giả Ratthapala (con 1 gia chủ ở Thullakotthita) , gia đình tôn giả và vị vua Koravya được nhắc đến

-
Kinh Trung Bộ 83.Kinh Makhādeva (Makhādeva sutta) (P. Makhādevasuttaṃ, H. 大天奈林經) tương đương Đại Thiên nại lâm kinh.82 Phật nhắc tích truyện kiếp quá khứ khi Ngài là Vua Makhādeva của Mithilā, quản trị đất nước theo pháp quyền và Chánh pháp, sống chuẩn mực về đạo đức theo truyền thống cao quý. Trao ngai vàng cho con, vua xuất gia vì lý tưởng độ sinh, tu trọn vẹn từ, bi, hỷ, xả; khi chết được sinh trên cõi trời Ba Mươi Ba. Nay đức Phật lập truyền thống tâm linh mới, đưa đến ly tham, chấm dứt khổ đau, chứng đạt thượng trí, giác ngộ, giải thoát cho nhiều người.

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Mithila (Di-tát-la), tại rừng Makhadevamba.

Người giảng : Đức Phật ( 1 tiền kiếp là vị vuaMakhadeva thiết lập chánh pháp ở Mithila sau đó bị đứt quãng)

Đối tượng nghe : Tôn giả Ananda

-
Kinh Trung Bộ 84.Kinh Madhurā (Madhurā sutta) (P. Madhurāsuttaṃ, H. 摩偷羅經).83 Dựa vào các nguyên lý bình đẳng của Phật, Tôn giả Mahākaccāna (Đại Ca-chiêndiên) đã phân tích sự vô nghĩa của chủ nghĩa giai cấp Ấn Độ bằng các luận chứng bình đẳng rất sâu sắc và vững chắc gồm bình đẳng pháp lý, bình đẳng nhân quả, bình đẳng đạo đức và bình đẳng tu chứng.

Địa điểm : Tôn giả Mahakaccana (Ðại Ca-chiên-diên) trú ở Madhura, tại rừng Gunda.

Người giảng : Tôn giả Mahakaccana

Đối tượng nghe : Vua Madhura Avantiputta

-
Kinh Trung Bộ 85.Kinh Vương Tử Bồ Đề (Bodhirajākumāra sutta) (P. Bodhirājakumārasuttaṃ, H. 菩提王子 經).84 Bài kinh phân tích về 2 quan điểm hạnh phúc của Ấn Độ giáo và Phật giáo. Nếu Ấn Độ giáo cho rằng hạnh phúc có được do thực hành khổ hạnh thì ngược lại Phật giáo khẳng định hạnh phúc có được do sự chuyển hóa tâm thức.

Địa điểm : Thế Tôn sống giữa dân chúng Bhagga, tại Sunsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển.

Người giảng : Đức Phật ( 2 vị đạo sư Alara Kalama và Uddaka Ramaputta ,Phạm thiên Sahampati được nhắc đến)

Đối tượng nghe : vương tử Bodhi (Bồ-đề) , thanh niên Sanjikaputta , tôn giả Ananda

-
Kinh Trung Bộ 86.Kinh Angulimāla (Angulimāla sutta) (P. Aṅgulimālasuttaṃ, H. 鴦掘摩經).85 Bài kinh khẳng định con đường giác ngộ rộng mở với tất cả mọi đối tượng, khi sự hồi đầu có mặt. Sự hồi đầu trong bài kinh này bắt đầu bằng sự ngạc nhiên đối với triết lý, dẫn đến chuyển hóa các nghiệp xấu.

Địa điểm : Thế Tôn trú tại Savatthi, Jetavana, ở tinh xá ông Anthapindika (Cấp cô độc).

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Tôn giả Angulimala ( Vô Não) , vua Pasenadi

-
Kinh Trung Bộ 87.Kinh Ái Sanh (Piyajātika sutta) (P. Piyajātikasuttaṃ, H. 愛生經) tương đương Ái sanh kinh.86 Cái chết được khẳng định như một quy luật. Thái độ tiếc thương của người thân đối với người đã khuất không làm cho người thân sống lại. Thương tiếc người thân là gốc rễ của sầu, bi, khổ, ưu, não.

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp cô độc).

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : 1 vị bà la môn mất con , vua Pasenadi , hoàng hậu Mallika , Bà-la-môn Nalijangha và 1 số người được nhắc đến ( tướng quân nước Kosala , con gái hoàng hậu Mallika và vua Pasenadi, hoàng phi dòng họ Thích Ca))

-
Kinh Trung Bộ 88.Kinh Bāhitika (Bāhitika sutta) (P. Bāhitikasuttaṃ, H. 鞞訶提經) tương đương Bệ-hađề kinh.90 Đạo đức của người tu được đánh giá từ các hành vi của thân, biểu đạt của khẩu hành và ý niệm mang lại lợi lạc cho mình và người, có giá trị xây dựng và chuyển hóa, không bận tâm về sự đền đáp (P. Bāhitikasuttaṃ, H. 鞞訶提經) tương đương Bệ-hađề kinh.90 Đạo đức của người tu được đánh giá từ các hành vi của thân, biểu đạt của khẩu hành và ý niệm mang lại lợi lạc cho mình và người, có giá trị xây dựng và chuyển hóa, không bận tâm về sự đền đáp

Địa điểm : Thế Tôn ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp cô độc).

Người giảng : Đức Phật , Tôn giả Ananda

Đối tượng nghe : Tôn giả Ananda, vua Pasenadi , đại thần Sirivaddha , các tỳ kheo

-
Kinh Trung Bộ 89.Kinh Pháp Trang Nghiêm (Dhammacetiya sutta) (P. Dhammacetiyasuttaṃ, H. 法莊嚴 經) tương đương Pháp trang nghiêm kinh.87 Thông qua chuyện đời tự kể của Vua Pasenadi về lý do theo Phật, bài kinh giới thiệu các giá trị của đạo Phật, theo đó, con người quay về nương tựa đạt được các giá trị tâm linh, đạo đức, an lạc và giải thoát.

Địa điểm : Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka (Thích-ca). Medalumpa là một thị trấn của dân chúng Sakka.

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Vua Pasenadi , Digha Karayana , các tỳ kheo , 2 vị quan Isidatta và Purana được nhắc đến

-
Kinh Trung Bộ 90.Kinh Kannakatthala (Kannakatthala sutta) (P. Kaṇṇakatthalasuttaṃ, H. 普棘刺林 經) tương đương Nhứt thiết trí kinh.88 Đức Phật xác minh rằng Ngài không chấp nhận khái niệm toàn tri là biết mọi thứ, trong mọi lúc và trong mọi thời. Nhân đó, Phật thuyết minh về thuyết bình đẳng tâm linh trong các giai cấp, giá trị tinh tấn trong thành công và chứng đắc, giá trị của tâm không não hại, có thể giúp cho con người phát triển hạnh phúc và bình an

Địa điểm : Thế Tôn trú tại Ujunna, gần vườn Lộc Uyển ở Kannakatthala.

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Vua Pasenadi , 2 vị hoàng phi Soma và Sakula , tướng quân Vidudabha , Bà-la-môn Sanjaya

-
Kinh Trung Bộ 91.Kinh Brahmāyu (Brahmāyu sutta) (P. Brahmāyusuttaṃ, H. 梵摩經) tương đương Phạm ma kinh.89 Từ niềm tin rằng nhân tướng của một con người thể hiện nhân cách của người đó, các Bà-la-môn đã đến với đức Phật và trở thành đệ tử của Ngài. Nếu Bà-la-môn giáo nhấn mạnh về nhân tướng, thì Phật giáo nhấn mạnh về nhân cách thông qua sự huấn luyện các oai nghi tế hạnh.

Địa điểm : Thế Tôn du hành ở Videha, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị.

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Bà-la-môn Brahmayu già yếu , thanh niên Uttara ( đệ tử Brahmayu) , các tỳ kheo

-
Kinh Trung Bộ 92.Kinh Sela (Sela sutta) (P. Selasuttaṃ, H. 施羅經).90 Bài kinh giới thiệu nghệ thuật chia sẻ phước duyên với người thân. Khi gặp được Phật pháp, ta nên có trách nhiệm chia sẻ và lan truyền giá trị tâm linh, hạnh phúc đến với mọi người. Đây chính là cách giúp đỡ người thân có ý nghĩa và giá trị.

Địa điểm : Thế Tôn du hành ở Anguttarapa cùng với đại chúng Tỷ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, và đi đến một thị trấn của Anguttarapa tên là Apana.

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Bà la môn Sela , bện tóc Keniya , vua Bimbisara được nhắc đến

-
Kinh Trung Bộ 93.Kinh Assalāyana (Assalāyana sutta) (P. Assalāyanasuttaṃ, H. 阿攝惒經) tương đương Phạm chí A-nhiếp-hòa kinh.91 Thông qua sự phân tích về gien di truyền, quyền lực kinh tế, giá trị nhân phẩm đạo đức, hôn nhân dị chủng và các nhu yếu hàng ngày, đức Phật đã chứng minh rằng niềm tin về sự thanh tịnh và độc tôn của giai cấp Bà-la-môn chỉ là sự rỗng tuếch, không có căn cứ.

Địa điểm : Bà la môn Sela , bện tóc Keniya , vua Bimbisara được nhắc đến

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Thần đồng Balamon Assalàyana ( Ẩn sĩ Asita Devala được nhắc đến)

-
Kinh Trung Bộ 94.Kinh Ghotamukha (Ghotamukha sutta) (P. Ghoṭamukhasuttaṃ, H. 瞿哆牟伽經).92 Sự quy ngưỡng của tín đồ đối với người xuất gia thường gắn liền với đức hạnh và giá trị tâm linh của vị ấy. Nếu có nhiều người làm mất niềm tin của quần chúng thì cũng có những người mẫu mực, đáng quy ngưỡng và phát tâm.

Địa điểm : Tôn giả Udena trú ở Baranasi (Ba-la-nại), tại rừng xoài Khemiya.

Người giảng : Tôn giả Udena

Đối tượng nghe : Bà-la-môn Ghotamukha (người cúng giảng đường Bà-la-môn Ghotamukhi)

-
Kinh Trung Bộ 95.Kinh Cankī (Cankī sutta) (P. Caṅkīsuttaṃ, H. 商伽經). Theo đức Phật, chân lý đích thực không bao giờ là sự phiến diện, độc đoán một chiều. Nghệ thuật khám phá, hộ trì và chứng đạt chân lý không gì khác hơn là sự hành trì chân lý

Địa điểm : Thế Tôn du hành trong nước Kosala cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo, và đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala, tên là Opasada.

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : thanh niên Bà-la-môn Kapathika ( Bharadvaja ) , Bà-la-môn Canki

-
Kinh Trung Bộ 96.Kinh Esukārī (Esukārī sutta) (P. Esukārīsuttaṃ, H. 鬱瘦歌邏經) tương đương Uấtsấu-ca-la kinh.93 Nếu đạo Bà-la-môn do dựa vào chủ nghĩa giai cấp, bắt buộc giai cấp vua chúa, thương gia và nô lệ phải phục vụ giai cấp Bà-la-môn thì đạo Phật cho rằng người có đạo đức, trí tuệ, thích bố thí, không giận dữ, tu tập pháp lành mới thực sự đáng được phụng sự

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá Vệ), rừng Jetavana (Kỳ-đà-lâm)

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Bà-la-môn Esukari

-
Kinh Trung Bộ 97.Kinh Dhānanjāni (Dhānanjāni sutta) (P. Dhānañjānisuttaṃ, H. 陀然經) tương đương Phạm chí Đà-nhiên kinh.94 Phần lớn các hành động phi pháp của con người phát xuất từ động cơ thỏa mãn các nhu cầu hưởng thụ bản thân, nhưng khi chịu hậu quả thì con người đổ lỗi cho người thân và hoàn cảnh bắt buộc. Vì nhân duyên nào đó, một hành động xấu đã được gieo sẽ đẩy người đó vào tù ngục. Biết vậy, con người cần nỗ lực chuyển hóa nghiệp duyên để hạnh phúc hôm nay và tươi sáng đời sau.

Địa điểm : Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Người giảng : Đức Phật , tôn giả Sariputa

Đối tượng nghe : Các tỳ kheo , Bà-la-môn Dhananjani

-
Kinh Trung Bộ 98.Kinh Vāsettha (Vāsettha sutta) (P. Vāseṭṭhasuttaṃ, H. 婆私吒經) tương đương Kinh tập.95 Bài kinh giới thiệu 2 quan điểm trái ngược về khái niệm Bà- la-môn. Nếu quan niệm truyền thống cho rằng Bà-la-môn là người sinh ra từ gia đình Bà-lamôn thuần chủng 7 đời, thì quan niệm cấp tiến cho rằng Bà-la-môn là người có giới hạnh. Vượt lên trên 2 quan điểm này, đức Phật đã mang lại nội dung mới cho Bà-la-môn, khi so sánh Bà-la-môn với Thánh nhân trong Phật giáo

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Icchanankala (Y-xa-năng -gia-la), tại khu rừng Icchanankala.

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : hai thanh niên Bà-la-môn Vasettha và Bharadvaja

-
Kinh Trung Bộ 99.Kinh Subha (Subha sutta) (P. Subhasuttaṃ, H. 須婆經) tương đương Anh Vũ kinh.96 Bài kinh phân tích sự giống và khác giữa người tại gia và người xuất gia về phương diện hành động và nghề nghiệp. Nếu người tại gia tạo ra giá trị sản lượng thì người xuất gia tạo ra giá trị tâm linh. Mặc dù không hình thù, vóc dáng, các giá trị tâm linh có thể cứu giúp con người giải quyết khổ đau

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana, tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Người giảng : Đức Phật ( Những vị Bà-la-môn giàu sang ở Kosala, như Bà-la-môn Canki, Bà-la-môn Tarukkha, Bà-la-môn Pokkharasati, Bà-la-môn Janussoni, và thân phụ của Ông Todeyya và vua Pasenadi được nhắc đến)

Đối tượng nghe : Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta (Bà-la-môn Pokkharasati trú ở rừng Subhaga, Punnika, người đầy tớ gái được nhắc đến )

-
Kinh Trung Bộ 100.Kinh Sangārava (Sangārava sutta) (P. Saṅgāravasuttaṃ, H. 傷歌邏經).97 Bài kinh phân tích về sự khác biệt giữa niềm tin tâm linh và sự thật tâm linh trong thế giới tôn giáo. Các chất liệu và giá trị tâm linh chỉ có thật khi nó thích ứng với thực tế và nó phục vụ tích cực cho cuộc đời

Địa điểm : Thế Tôn du hành trong nước Kosala với đại chúng Tỷ-kheo.

Người giảng : Đức Phật ( 2 vị đạo sư Alara Kalama và Uddaka Ramaputta được nhắc đến)

Đối tượng nghe : Nữ Bà-la-môn Dhananjani, thanh niên Bà-la-môn Sangarava.

-
Kinh Trung Bộ 101.Kinh Devadaha (Devadaha sutta) (P. Devadahasuttaṃ, H. 天臂經) tương đương Ni-kiền kinh.98 Phật xem xét chủ trương của Kỳ na giáo cho cần khổ hạnh mới đạt giải thoát, và đề nghị một giải thích khác, làm thế nào để tinh cần đem lại kết quả

Địa điểm : Thế Tôn trú ở giữa các Sakka (Thích ca). Devadaha là một thị trấn các Sakka.

Người giảng : Đức Phật ( các Nigantha được nhắc đến)

Đối tượng nghe : Các tỳ kheo

-
Kinh Trung Bộ 102.Kinh Năm Và Ba (Pancattaya sutta) (P. Pañcattayasuttaṃ, H. 五三經).99 Đức Phật dạy không nên quy kết tất cả những gì gặp phải ở hiện tại đều có gốc rễ quá khứ, đồng thời khích lệ tu tập tinh tấn thay vì khổ hạnh, để nhổ lên sự khổ đau bằng việc phân tích nguyên nhân của nó và trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây

Địa điểm : Thế Tôn trú ở Sāvatthī, Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tu viện ông Anāthapiṇḍika.

Người giảng : Đức Phật

Đối tượng nghe : Các tỳ kheo

-

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications