Layout Options

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Trường A Hàm 032.P4.30. KINH THẾ KÝ. Phẩm 03: CHUYỂN LUẤN THÁNH VƯƠNG
<p>[Không có Pāli tương đương]</p> <p>Kinh này dài nhất trong toàn bộ <i>Trường A-hàm</i>, chiếm khoảng một phần, gồm năm quyển Hán dịch, từ quyển 18 đến 22. Về nội dung, có thể được xem quảng diễn chi tiết Kinh <i>Tiểu duyên</i> mà tương đương Pāli là <i>Aggaññasutta</i>, D 27. trong Kinh có nhiều chi tiết có thể được tìm thấy trong văn hiến Pāli, nhưng cũng có rất nhiều chi tiết chưa tìm thấy. Những chi tiết này có thể là những mẫu thần thoại được lưu truyền tại các vùng dân tộc mà các vị truyền kinh thuộc Thượng tọa bộ Pāli không có quan hệ hay biết đến. Tuy thoạt nhìn sơ khởi, nhiều chi tiết của Kinh mang nhiều tính chất thần thoại hoang đường, nhưng dưới con mắt của nhà thần thoại học, chúng chứa đựng những ký ức lịch sử của mỗi dân tộc, cung cấp khá phong phú nguồn tài liệu về thời cổ đại, và lên đến các thời tiền sử, của loài người.</p> <p>Chuyển luân Thánh vương chỉ xuất hiện trong châu Diêm-phù, nhưng chinh phục luôn cả ba châu kia, và như vậy thống trị cả bốn châu thiên hạ. Chi tiết về thành lập đại đế quốc này, với đời sống sung túc thịnh vượng, như được kể trong Kinh <i>Chuyển luân vương</i> nói về vua Đại Thiện Kiến (Mahāsudassana) ở phần trước.</p>
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:2340

Các tên gọi khác

Phật nói với các Tỳ-kheo: “Thế gian có Chuyển luân thánh vương, thành tựu bảy báu, có bốn thần đức. “Những gì là bảy báu mà Chuyển luân thánh vương thành tựu? Một, báu bánh xe vàng; hai, báu voi trắng; ba, báu ngựa xanh; bốn, báu thần châu; năm, báu ngọc nữ; sáu, báu cư sĩ; bảy, báu chủ binh. “Chuyển luân thánh vương thành tựu báu bánh xe vàng như thế nào?

General Information

Danh sách : Liên quan
:

30.3 - Kinh Thế Kỷ - Phẩm Chuyển Luân Thánh Vương
Trường A Hàm 032.P4.30. KINH THẾ KÝ. Phẩm 03: CHUYỂN LUẤN THÁNH VƯƠNG

KINH TRƯỜNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Đà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ
 

PHẦN IV
30. KINH THẾ KÝ
PHẨM 3: CHUYỂN LUẤN THÁNH VƯƠNG

Phật nói với các Tỳ-kheo:

“Thế gian có Chuyển luân thánh vương, thành tựu bảy báu, có bốn thần đức.

“Những gì là bảy báu mà Chuyển luân thánh vương thành tựu? Một, báu bánh xe vàng; hai, báu voi trắng; ba, báu ngựa xanh; bốn, báu thần châu; năm, báu ngọc nữ; sáu, báu cư sĩ; bảy, báu chủ binh.

“Chuyển luân thánh vương thành tựu báu bánh xe vàng như thế nào?

Nếu Chuyển luân thánh vương hiện trong cõi đất Diêm-phù-đề; khi ấy, vua Quán đảnh thuộc dòng Sát-lỵ, vào ngày rằm trăng tròn, tắm gội bằng nước thơm, rồi lên điện cao, cùng với thể nữ hưởng thụ hoan lạc. Bảo vật là bánh xe trời bằng vàng bỗng nhiên xuất hiện trước mặt. Bánh xe có ngàn căm, với màu sắc sáng chói, được làm bằng vàng trời, do thợ trời chế tạo, không phải người đời làm được. Đường kính bánh xe là bốn trượng. Khi nhìn thấy bánh xe, Chuyển luân Thánh vương Chuyển luân thánh vương thầm nghĩ: Ta từng nghe từ các bậc tiên túc, kỳ cựu nói rằng: Nếu vua Sát-lỵ quán đảnh, vào ngày rằm lúc trăng đầy, tắm gội bằng nước thơm, lên ngồi trên Pháp điện, với thể nữ vây quanh. Bánh xe vàng tự nhiên xuất hiện trước mặt. Bánh xe có ngàn căm, với màu sắc sáng chói, được làm bằng vàng trời, do thợ trời chế tạo, không phải người đời làm được. Đường kính bánh xe là bốn trượng. Bấy giờ được gọi là Chuyển luân thánh vương. Nay bánh xe này xuất hiện, há không phải là điều ấy chăng? Ta nay hãy thử bảo vật là bánh xe này.

“Rồi Chuyển luân vương bèn triệu tập bốn binh chủng, hướng về bảo vật bánh xe vàng, bày vai phải, quỳ gối phải xuống đất, lấy tay phải sờ bánh xe vàng mà nói rằng: Ngươi hãy nhắm hướng Đông, đúng như pháp mà chuyển, chớ có trái qui tắc thông thường. Bánh xe liền chuyển về phương Đông. Khi ấy Chuyển luân vương liền dẫn bốn binh chủng đi theo sau. Phía trước bảo vật bánh xe vàng có bốn vị thần dẫn đường. Bánh xe ngừng chỗ nào, vua đình giá chỗ đó. Bấy giờ các Tiểu quốc vương thấy Đại vương đến, lấy bát vàng đựng đầy thóc bạc; bát bạc đựng đầy thóc vàng đi đến chỗ Đại vương, cúi đầu bạch rằng: Lành thay, Đại vương! Nay, ở phương Đông này, đất đai phong phú, vui tươi, có nhiều trân bảo, nhân dân đông đúc, tâm chí nhân ái, hòa thuận, từ hiếu, trung thuận. Cúi nguyện Thánh vương hãy ở đây mà trị chính. Chúng tôi sẽ gần gũi hầu hạ, cung cấp những thứ cần dùng. Khi ấy, Chuyển luân vương nói với các Tiểu vương: Thôi, thôi! Này các hiền, các người như vậy là đã cúng dường ta rồi. Nhưng hãy theo chánh pháp mà cai trị giáo hóa, chớ để thiên lệch; không để quốc nội có hành vi phi pháp. Tự mình không sát sanh; khuyên bảo người khác không sát sanh, trộm cướp, tà dâm, hai lưỡi, ác khẩu, nói dối, thêu dệt, tham lam, tật đố, tà kiến. Đó gọi là sự cai trị của ta vậy.

“Các Tiểu vương sau khi nghe lời dạy, liền đi theo Đại vương, tuần hành các nước. Cho đến tận cùng bờ biển phía Đông.

“Sao đó, lần lượt đi về phương Nam, phương Tây, phương Bắc. Bất cứ chỗ nào mà bánh xe lăn đến, các Quốc vương ở đó đều dâng hiến quốc thổ; cũng như các Tiểu vương ở phương Đông vậy.

“Tất cả đất đai có trong Diêm-phù-đề này, màu mỡ, phong phú, sản xuất nhiều trân bảo, những nơi có rừng, có nước trong sạch, bánh xe đều lăn khắp; ấn định biên giới, vẽ bản đồ, Đông Tây mười hai do-tuần, Nam Bắc mười do-tuần. Vào ban đêm, các thần ở trong đó xây dựng thành quách. Thành có bảy lớp, với bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp hàng cây, những trang hoàng chung quanh, đều được làm bằng bảy báu. cho đến vô số các loài chim cùng họa nhau mà hót. Thành được xây xong, bánh xe vàng lại xuất hiện trong thành, qui định địa giới Đông Tây bốn do-tuần, Nam Bắc hai do-tuần. Vào ban đêm, các thần ở trong đó xây dựng cung điện. Tường cung có bảy lớp, được làm bằng bảy báu. cho đến vô số các loài chim cùng họa nhau mà hót, như đã kể trên.

“Cung điện được dựng xong, khi ấy bảo vật bánh xe vàng trụ giữa hư không, ngay phía trước cung điện, hoàn toàn không chuyển động. Chuyển luân vương phấn khởi nói: Nay bảo vật bánh xe vàng này thật sự là điềm lành cho ta. Ta nay thật sự là Chuyển luân thánh vương.

“Đó là sự thành tựu bánh xe vàng.

“Voi trắng được thành tựu như thế nào? Chuyển luân thánh vương, vào buổi sáng sớm, ngồi trên chánh điện. Tự nhiên voi trắng bỗng xuất hiện trước mặt. Lông của nó thuần trắng, bảy chỗ bằng phẳng, có khả năng phi hành. Đầu của có nhiều màu; sáu ngà thon dài được cẩn bằng vàng ròng. Thấy thế vua liền nghĩ thầm: Con voi này khôn. Nếu khéo huấn luyện, có thể cưỡi. Bèn cho huấn luyện thử, đầy đủ các kỹ năng. Khi ấy, Chuyển luân vương muốn thử voi, bèn cưỡi lên nó, vào buổi sáng sớm, xuất thành, đi quanh khắp bốn biển. Cho đến giờ ăn trưa thì trở về. Chuyển luân vương phấn khởi nói: Bảo vật voi trắng này thật sự là một điềm lành cho ta. Ta nay thật sự là Chuyển luân thánh vương.

“Đó là sự thành tựu báu voi.

“Thế nào là sự thành tựu ngựa xanh của Chuyển luân vương? Khi ấy, Chuyển luân thánh vương, vào buổi sáng sớm, ngồi tại chánh điện, tự nhiên bảo vật là ngựa bỗng xuất hiện trước mặt. Màu nó xanh thẫm, bờm và đuôi đỏ . Thấy thế, vua liền nghĩ thầm: Con ngựa này khôn. Nếu khéo huấn luyện, có thể cưỡi. Bèn cho huấn luyện thử, đầy đủ các kỹ năng. Khi ấy, Chuyển luân vương muốn thử ngựa, bèn cưỡi lên nó, vào buổi sáng sớm, xuất thành, đi quanh khắp bốn biển. Cho đến giờ ăn trưa thì trở về. Chuyển luân vương phấn khởi nói: Bảo vật ngựa xanh này thật sự là một điềm lành cho ta. Ta nay thật sự là Chuyển luân thánh vương.

“Đó là sự thành tựu ngựa xanh.

“Báu thần châu được thành tựu như thế nào? Chuyển luân Thánh vương, vào buổi sáng sớm, ngồi trên chánh điện. Tự nhiên thần châu bỗng xuất hiện trước mặt. Màu chất trong suốt, không có tỳ vết. Sau khi thấy, vua tự nghĩ: Châu này thật tuyệt vời. Nếu có ánh sáng, có thể rọi cung nội. Rồi Chuyển luân thánh vương muốn thử hạt châu này, bèn triệu tập bốn binh chủng. Đặt bảo châu trên cây phướn cao. Trong lúc đêm tối, cầm cây phướn xuất thành. Ánh sáng của hạt châu này rọi đến một do-tuần. Những người ở trong thành đều thức dậy làm việc, cho rằng bây giờ là ban ngày. Chuyển luân vương khi ấy phấn khởi nói: Nay thần châu này thật sự là điềm lành cho ta. Ta nay thật sự là Chuyển luân thánh vương.

“Đó là sự thành tựu báu thần châu.

“Báu ngọc nữ được thành tựu như thế nào? Khi ấy, báu ngọc nữ bỗng nhiên xuất hiện, nhan sắc thung dung, diện mạo đoan chánh; không dài, không vắn; không thô, không nhỏ; không trắng, không đen; không cương, không nhu; mùa đông thì thân ấm, mùa hè thì thân mát. Từ các lỗ chân lông khắp mình phát ra mùi hương Chiên-đàn; miệng phát ra mùi hương của hoa Ưu-bát-la; nói năng dịu dàng; cử động khoan thai; đứng dậy trước (vua) nhưng ngồi xuống sau (vua), không mất nghi tắc. Chuyển luân thánh vương sau khi thấy, tâm không mê đắm, không chút mơ tưởng, huống hồ gần gũi. Chuyển luân vương sau khi thấy, phấn khởi mà nói: Báu ngọc nữ này thật sự là điềm lành cho ta. Ta nay thật sự là Chuyển luân thánh vương.

“Đó là sự thành tựu báu ngọc nữ.

“Báu cư sĩ được thành tựu như thế nào? Khi ấy, người đàn ông cư sĩ bỗng nhiên tự xuất hiện; kho báu tự nhiên, tài sản vô lượng. Cư sĩ do phước báu đời trước có cặp mắt có thể nhìn thấu suốt các hầm mỏ dưới lòng đất; biết rõ hết thảy có chủ hay vô chủ. Kho nào có chủ, ông có thể giữ gìn hộ. Kho nào vô chủ, ông lấy lên cho vua tiêu dùng. Rồi thì, báu cư sĩ đi đến tâu vua: Đại vương, cần cung cấp thứ gì, xin đừng lo lắng. Tôi tự mình có thể giải quyết.

“Khi ấy, Chuyển luân thánh vương muốn thử báu cư sĩ, bèn ra lệnh sửa soạn thuyền để du ngoạn thủy, bảo cư sĩ rằng: Ta cần bảo vật vàng, ngươi hãy đưa nhanh đến cho. Báu cư sĩ tâu rằng: Đại vương đợi một chút; cần phải lên bờ đã. Vua lại hối thúc: Ta nay đang cần dùng. Ngươi hãy mang đến liền cho ta. Khi báu cư sĩ bị vua ra nghiêm lệnh, bèn quỳ mọp trên thuyền, dùng tay mặt thọc xuống nước. Khi ông rút tay lên thì một cái bình báu từ trong nước cũng lên theo. Giống như con sâu leo cây. Báu cư sĩ kia cũng vậy. Khi rút bàn tay lên khỏi nước thì bình báu cũng lên theo, để đầy cả thuyền. Rồi ông tâu vua: Vừa rồi vua cần bảo vật để dùng. Mà cần bao nhiêu? Chuyển luân Thánh vương Chuyển luân thánh vương khi ấy nói với cư sĩ: Thôi, thôi! Ta không cần dùng gì. Vừa rồi, ta chỉ muốn thử mà thôi. Ngươi nay như thế là đã cúng dường ta rồi. Cư sĩ nghe vua nói như vậy, liền đem bảo vật trả lại trong nước. Khi ấy, Chuyển luân Thánh vương Chuyển luân thánh vương phấn khởi nói rằng: Báu cư sĩ này thật sự là điềm lành của ta. Ta nay thật sự là Chuyển luân thánh vương.

“Đó là sự thành tựu báu cư sĩ.

“Báu chủ binh được thành tựu như thế nào? Khi ấy, báu chủ binh bỗng nhiên xuất hiện, đủ trí mưu, hùng mãnh, sách lược sáng suốt, quyết đoán; đi ngay đến chỗ vua, tâu rằng: Đại vương, cần chinh phạt chỗ nào, xin đừng lo. Tôi có thể đảm trách. Rồi Chuyển luân thánh vương muốn thử báu chủ binh, bèn tập hợp bốn binh chủng, bảo rằng: Ngươi nay hãy điều binh. Chưa tập họp thì tập họp lại. Đã tập họp thì giải tán. Chưa nghiêm, hãy làm cho nghiêm. Đã nghiêm, hãy cởi mở. Chưa đi, hãy khiến đi. Đã đi, hãy khiến dừng. Báu chủ binh nghe vua nói xong, bèn điều động bốn binh chủng, Chưa tập họp thì tập họp lại. Đã tập họp thì giải tán. Chưa nghiêm, làm cho nghiêm. Đã nghiêm, thì cởi mở. Chưa đi, thì khiến đi. Đã đi, thì khiến dừng. Khi ấy Chuyển luân Thánh vương Chuyển luân thánh vương phấn khởi nói rằng: Báu chủ binh này thật sự là điềm lành của ta. Ta nay thật sự là Chuyển luân thánh vương.

“Đó là sự thành tựu báu chủ binh.

“Thế nào là bốn thần đức? Một là không ai bì kịp về tuổi thọ, không yểu số. Hai, không ai bì kịp về thân thể cường tráng, không bệnh hoạn. Ba, không ai bì kịp về nhan mạo đoan chánh. Bốn, không ai bì kịp về sự giàu có, kho tàng châu báu đầy dẫy.

“Đó là Chuyển luân thánh vương thành tựu bảy báu và bốn thần đức.

“Vào một lúc, rất lâu về sau, Chuyển luân thánh vương ra lệnh ngự giá xuất du ở hậu viên, bèn bảo người đánh xe: Ngươi hãy đánh xe đi cho khéo. Ta muốn quan sát rõ nhân dân trong quốc thổ có an lạc, không tai họa gì chăng.

“Bấy giờ nhân dân trong nước đứng dọc các con đường, nói với người đánh xe rằng: Ông cho xe đi chậm lại. Chúng tôi muốn nhìn ngắm rõ uy nhan của Thánh vương.

“Chuyển luân thánh vương thương yêu chăm sóc nhân dân như cha yêu con. Quốc dân mến mộ vua cũng như con trông lên cha. Có những gì trân quý đều đem cống vua, tâu rằng: Xin nguyện hạ cố thọ nhận, tùy ý sử dụng. Khi ấy vua trả lời: Thôi đủ rồi, các người! Ta tự mình có đủ tài bảo. Các người hãy tự thọ dụng của mình.

“Khi Chuyển luân thánh vương cai trị Diêm-phù-đề này, cõi đất ấy bằng phẳng, không có gai góc, hầm hố, gò nổng; cũng không có muỗi mòng, ruồi nhặng, ong, bò cạp, rắn rết, sâu độc, đá cát, sạn sỏi; tất cả lặn mất. Vàng, bạc, báu ngọc hiện lên mặt đất. Bốn mùa điều hòa, không nóng, không lạnh. Đất ấy mềm mại, không có bụi bẩn. Như đất được bôi dầu, sạch sẽ, trơn láng, không có bụi bẩn. Khi Chuyển luân Thánh vương Chuyển luân thánh vương cai trị ở đời, cõi đất cũng như vậy. Từ đất tuôn ra các dòng suối, trong sạch, không bao giờ cạn, sanh loại cỏ mềm mại, mùa đông vẫn xanh tươi. Cây cối sầm uất, hoa trái xum xuê. Đất sanh cỏ mềm, màu như đuôi lông công, mùi hương hoa bà-sư, mềm mại như lụa trời. Khi đạp chân xuống đất; đất lõm xuống bốn tấc. Khi dở chân lên, đất trở lại như cũ, không có chỗ khuyết rỗng. Có loại lúa tẻ mọc tự nhiên , không có vỏ trấu, đủ các mùi vị. Bấy giờ có cây hương, hoa trái xum xuê. Khi trái chín, trái tự nhiên nứt, tỏa ra mùi hương tự nhiên; hương thơm sực nức. Lại có cây vải, hoa trái xum xuê. Khi trái chín, vỏ nó tự nứt ra, cho ra các loại vải khác nhau. Lại có cây trang sức, hoa trái xum xuê. Khi trái chín, vỏ nó tự nứt ra, cho ra các đồ trang sức khác nhau. Lại có cây tràng hoa, hoa trái xum xuê. Khi trái chín, vỏ nó tự nứt ra, cho ra các loại tràng hoa khác nhau. Lại có cây dụng cụ, hoa trái xum xuê. Khi trái chín, vỏ nó tự nứt ra, cho ra các thứ dụng cụ khác nhau. Lại có cây nhạc cụ, hoa trái xum xuê. Khi trái chín, vỏ nó tự nứt ra, cho ra các loại nhạc cụ khác nhau.

“Khi Chuyển luân thánh vương cai trị ở đời, Long vương A-nậu-đạt , vào lúc giữa đêm và cuối đêm, nổi lên đám mây lớn dày đặc, giăng bủa khắp cả thế giới, trút xuống cơn mưa lớn. Như trong khoảng thời gian vắt sữa bò; mưa xuống thứ nước có tám vị, thấm ướt khắp nơi. Đất không đọng nước, cũng không bùn sình, thấm nhuần, đẫm ướt, sanh trưởng các loại cỏ cây. Cũng như thợ hớt tóc, rưới nước tràng hoa, khiến hoa tươi thắm, không để héo úa. Những cơn mưa phải thời thấm nhuần cũng như vậy.

“Lại nữa, bấy giờ vào lúc giữa đêm và cuối đêm, bầu trời trong sáng, tịnh không chút mây, từ biển nổi cơn gió mát, trong sạch mát dịu, chạm đến thân thể khiến sanh khoan khoái.

“Khi Thánh vương cai trị, trong cõi Diêm-phù-đề này ngũ cốc dồi dào, nhân dân đông đúc, tài bảo phong phú, không thiếu thốn thứ gì.

“Đương thời, Chuyển luân thánh vương trị nước bằng Chánh pháp, không có dua vạy, tu mười hành vi thiện. Lúc bấy giờ, nhân dân cũng tu chánh kiến, đủ mười hành vi thiện.

“Một thời gian lâu, rất lâu về sau, vua nhuốm bệnh nặng mà mạng chung. Cũng như một người do sung sướng mà ăn hơi nhiều, thân thể có hơi không thích hợp, cho nên mạng chung, sanh lên cõi trời. Khi ấy, báu ngọc nữ, báu cư sĩ, báu chủ binh, cùng nhân dân trong nước tấu các kỹ nhạc, làm lễ tẩn táng thân vua. Rồi báu ngọc nữ, báu cư sĩ, báu chủ binh và sĩ dân trong nước, tắm gội thân thể vua bằng nước thơm, quấn quanh bằng năm trăm tấm lụa kiếp-bối; theo thứ lớp mà quấn. Rồi khiêng thi thể vua đặt vào quan tài bằng vàng, rưới lên dầu thơm, bọc bên ngoài cỗ quách bằng sắt; rồi lại dùng một cỗ quách bằng gỗ bao ngoài bằng lớp vải. Chất các củi thơm, phủ lên nhiều lớp vải. Sau đó thì hỏa táng. Ở ngã tư đường dựng tháp bảy báu, dọc ngang một do-tuần, xen kẽ nhiều màu sắc được tạo thành bởi bảy báu. Ở bốn mặt tháp, mỗi mặt có một cửa, bao quanh bằng lan can được làm bằng bảy báu. Khoảng đất trống chung quanh bốn mặt tháp dọc ngang năm do-tuần. Có bảy lớp tường bao quanh vườn, với bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp hàng cây. Tường bằng vàng, cửa bằng bạc; tường bằng bạc, cửa bằng vàng. Tường lưu ly, cửa thủy tinh; tường thủy tinh, cửa lưu ly. Tường xích châu, cửa mã não; tường mã não, cửa xích châu. Tường xa cừ, cửa bằng các loại báu.

“Về lan can, thanh ngang bằng vàng, thanh đứng bằng bạc; thanh ngang bằng bạc, thanh đứng bằng vàng. Thanh ngang thủy tinh, thanh đứng lưu ly; thanh ngang lưu ly, thanh đứng thủy tinh. Thanh ngang xích châu, thanh đứng mã não; thanh ngang mã não, thanh đứng xích châu. Thanh ngang bằng xa cừ, thanh đứng bằng các thứ báu khác.

“Dưới lớp lưới bằng vàng treo linh bằng bạc, dưới lưới bạc treo linh vàng. Dưới lưới lưu ly treo linh thủy tinh, dưới lưới thủy tinh treo linh lưu ly. Dưới lưới xích châu treo linh mã não, dưới lưới mã não treo linh xích châu. Dưới lưới xa cừ treo linh bằng các thứ báu khác.

“Cây bằng vàng thì lá, hoa, trái bằng bạc. Cây bạc thì lá, hoa, trái vàng. Cây lưu ly, hoa lá thủy tinh; cây thủy tinh, hoa lá lưu ly. Cây xích châu, hoa lá mã não; cây mã não, hoa lá xích châu. Cây xa cừ, hoa lá bằng các thứ báu khác.

“Bốn vách tường của vườn lại có bốn cửa, bao quanh bằng lan can. Trên tường đều có lầu các, đài báu. Bốn mặt tường có các vườn cây, suối, hồ tắm, sinh nhiều loại hoa khác nhau; cây cối sầm uất, hoa trái xum xuê, các loại hương thơm sực nức. Nhiều giống chim lạ ca hót điệu buồn. Khi tháp được dựng xong, báu ngọc nữ, báu cư sĩ, báu điển binh và sĩ dân cả nước đều đến cúng dường tháp này. Họ bố thí cho những người nghèo khốn, cần ăn thì cho ăn; cần mặc thì cho mặc. Voi, ngựa, xe cộ, các thứ cần dùng đều được chu cấp, tùy ý mà cho.

“Công đức oai thần của Chuyển luân thánh vương, sự tích là như vậy.”

.

TOÁT YẾU NỘI DUNG
CÁC KINH TRƯỜNG A HÀM
Tuệ Sỹ

https://thuvienhoasen.org/a16912/toat-yeu-noi-dung-cac-kinh-truong-a-ham

30. Kinh Thế ký

[Không có Pāli tương đương]

Kinh này dài nhất trong toàn bộ Trường A-hàm, chiếm khoảng một phần, gồm năm quyển Hán dịch, từ quyển 18 đến 22. Về nội dung, có thể được xem quảng diễn chi tiết Kinh Tiểu duyên mà tương đương Pāli là Aggaññasutta, D 27. trong Kinh có nhiều chi tiết có thể được tìm thấy trong văn hiến Pāli, nhưng cũng có rất nhiều chi tiết chưa tìm thấy. Những chi tiết này có thể là những mẫu thần thoại được lưu truyền tại các vùng dân tộc mà các vị truyền kinh thuộc Thượng tọa bộ Pāli không có quan hệ hay biết đến. Tuy thoạt nhìn sơ khởi, nhiều chi tiết của Kinh mang nhiều tính chất thần thoại hoang đường, nhưng dưới con mắt của nhà thần thoại học, chúng chứa đựng những ký ức lịch sử của mỗi dân tộc, cung cấp khá phong phú nguồn tài liệu về thời cổ đại, và lên đến các thời tiền sử, của loài người.

Nội dung toàn bộ kinh có thể được chú trọng trên hai điểm:

- Thế giới quan Phật giáo, qua các chu kỳ sáng thế và tận thế, tức trải qua các thời thành kiếp, trung kiếp rồi hoại kiếp. Thế giới quan này bao gồm thiên nhiên, gọi là khí thế gian, và sinh vật tồn tại trong đó, gọi là hữu tình thế gian. Thế giới như vậy trải qua các chu kỳ thành, trụ, hoại, không; rồi lại thành trụ, hoại không; tiếp diễn bất tận; như bánh xe quay liên tục.

- Thế giới như vậy tùy theo trình độ cảm thọ lạc và khổ mà được phân thành nhiều cấp, mà ta có thể gọi nhiều tầng sinh thái khác nhau. Thấp nhất là các địa ngục thuần khổ và cùng cực khổ, cao nhất là chư thiên thuần lac, cho đến cùng cực lạc. Không gian cho các giai tầng sinh thái ấy trải rộng theo nhiều chiều, gọi là mười phương thế giới, mà số lượng trong một phạm vi cõi Phật là ba nghìn đại thiên thế giới: một nghìn thế giới với một mặt trời, mặt trăng là một tiểu thiên. Một nghìn tiểu thiên họp thành một trung thiên. Một nghìn trung thiên họp thành một đại thiên. Trong các cõi và các giai tầng tồn tại, tuổi thọ lấy theo nhân loại làm chuẩn thì dài đến vô lượng, kéo dài đến gần con số vô cùng. Với thời gian vô tận và không gian vô biên từ điểm đứng của loài người mà nhìn như vậy, nhưng tất cả đều phải chịu quy luật vô thường, biến dịch. Sinh lên cõi trời cao nhất, hay đọa xuống địa nguc đau khổ nhất với tuổi thọ cực kỳ lâu để thọ lạc hay thọ khổ, nhưng từ chỗ cực cao rồi sẽ rơi xuống, từ chỗ cực thấp rồi sẽ cất lên; thăng trầm bất định. Đó là ý nghĩa của tồn tại. Thấy như vậy mà tỉnh ngộ để biết con đường xuất ly, tìm cầu giải thoát cho mình và cho người. Đó là điều mà Kinh thường xuyên nhắc, sau mỗi khi kể về một biến cố của thế giới.

Kinh chia làm 12 phẩm:

1. Phẩm Diêm-phù-đề:

Lấy chuẩn từ vùng Ngũ hà, tạm gọi là khu vực khởi điểm văn minh Ấn độ, lần xuống phương nam là châu Diêm-phù-đề. Theo Kinh kể, nói phía nam là chỉ vị trí ở phía nam núi Tu-di. Gọi là Diêm-phù, vì vùng đất này mọc lên rất nhiều rừng cây diêm-phù mà tiếng Phạn nói là jambu. Nếu theo mô tả của Kinh thì cây này chỉ có trong thần thoại. Nhưng theo thực tế, thì đây có thể là loại cây hồng táo, tìm thấy tại các vùng nhiệt đới, nhiều nhất là ở Ấn độ, Pakistan, và Nam Á.

Liên hệ với châu Diêm-phù-đề, phía đông có Phất-vu-đãi, mà nguyên gốc Sanskrit của nó là Pūrvavideha, tương đương Pāli là Pubbavideha; dịch nghĩa là Đông Thắng thân, là châu lục mà ở đó con người có thân hình đẹp đẽ.

Phía tây có châu Cù-đa-ni, mà Sanskrit là Godānīya. Pāli cũng đồng. Dịch là Ngưu hóa châu. Hóa ở đây có nghĩa là hóa vật, tức vật ngang giá dùng trong giao dịch. Nói cách khác, ở đây, tài sản được tính bằng trâu bò.

Với mỗi châu, Kinh mô tả chi tiết hình dáng, diện tích, khí hậu, sản vật, con người. Vị trí của các châu này đều lấy núi Tu-di làm tâm điểm.

2. Phẩm Uất-đan-viết:

Nói riêng về châu lục phía bắc Tu-di. Phổ thông trong văn hệ Hán, châu này được phiên là Bắc Câu-lâu, mà Sanskrit là Uttara-Kuru, chỉ vùng đất phía bắc KuruKuru là một trong 16 vương quốc lớn trong thời Phật, thường được nhắc đến trong các Kinh. Tuy vậy, theo đại thể, Kuru ở đây hẳn là một vương quốc thần thoại, và Bắc Kuru cũng là vùng đất thần thoại, có thể tận phía bắc ngoài dãy Thông lĩnh. Xa hơn nữa, về lịch sử, có thể là vùng đất ở phía bắc các thành bang Sumeria cổ đại.

Châu này được kể riêng vì sinh hoạt xã hội ở đây khác hẳn ba châu kia. Trong châu này, hoàn toàn chưa có hình thức sinh hoạt sản xuất. Thực phẩm, có loại lúa tự nhiên không cần gieo trồng. Về y phục, có loại cây tự nhiên sản xuất ra áo quần, ai cần thì đến lấy. Các dụng cụ khác như chén bát, đàn địch, hương liệu, cũng được cung cấp tự nhiên như vậy. Dân ở đây không có khái niệm về gia đình, vợ chồng, cha mẹ và con cái. Trai gái thích nhau, dẫn vào chỗ khuất nào đó, rồi chia tay. Trẻ nít mới sinh, bỏ giữa đường, mọi người đi ngang qua, chăm sóc nó. Không có các tội ác như giết nhau, trộm cắp, nói dối; nghĩa là không hề có khái niệm về đạo đức. Vì vậy, ở đó không hề biết Phật pháp. Ngay cả các thuyết ngoại đạo, ở đây cũng không biết. Ở đây cũng không có các thứ bịnh tật như ba châu kia, cho nên ai cũng sống hết thọ lượng của mình, không có chết yểu.

3. Phẩm Chuyển luân thánh vương:

Chuyển luân Thánh vương chỉ xuất hiện trong châu Diêm-phù, nhưng chinh phục luôn cả ba châu kia, và như vậy thống trị cả bốn châu thiên hạ. Chi tiết về thành lập đại đế quốc này, với đời sống sung túc thịnh vượng, như được kể trong Kinh Chuyển luân vương nói về vua Đại Thiện Kiến (Mahāsudassana) ở phần trước.

4. Phẩm Địa ngục:

Bên ngoài bốn châu thiên hạ bao bọc bởi một dãy núi Đại kim cang. Ngoài dãy này lại bao thêm một dãy núi Đại kim cang nữa. Khoảng trung gian hai dãy núi là vùng không gian tối mịt, không ánh sáng nào có thể lọt vào. Dù đại thiên thần có đại uy lực cũng không rọi ánh sáng vào đó được. Tại đó có tám địa ngục lớn, nơi chỉ thuần khổ, không hề có chút lạc. Chung quanh mỗi địa ngục lớn có 16 địa ngục nhỏ. Kinh mô tả chi tiết các hình thức thọ khổ của các chúng sinh trong các địa ngục này.

5. Phẩm Long điểu:

Về các loại rồng và quái điểu. Từ mà ta quen gọi rồng, Sanskrit nói là nāga, cũng thường chỉ các loại rắn lớn như mãng xà hay rắn thần. Có khi chỉ loại voi có thân hình to lớn. Ta cũng có thể xem các loại rồng hay nāga này là các khủng long cổ đại. Chúng được chia làm bốn loại: loại sinh từ trứng, sinh từ bào thai, sinh bởi thấp khí, và sinh bởi biến thái. Các loại rồng này đều sồng dưới đáy biển.

Các quái điều là garuda, kim súy điểu, chim cánh vàng. Chúng cũng gồm bốn loại: noãn, thai, thấp, hóa như loài rồng. Chúng sống ở bờ biển phía bắc, trên một đại thụ. Thực phẩm của các quái điểu cánh vàng là rồng. Quái điểu thai sinh chỉ có thể bắt loại rồng thai sinh mà ăn thịt. Các loại kia cũng vậy.

6. Phẩm A-tu-la:

Các a-tu-la sống trong biển bắc của Tu-di. Cung điện, thành quách, được mô tả cũng gần như trên trời Đao-lị. Trong hàng Dục giới, các A-tu-la thường được xếp sau chư thiên vì sức mạnh ngang với chư thiên Đao-lị. Nhưng vì cấp thọ lạc, có khi bị xếp xuống cấp dười loài người, vì chúng là loài nhiều sân hận, thường bị hành hạ bởi sự sân hận của mình. Trong các thủ lãnh A-tu-la có thủ lãnh tên là La-hầu (Rahū); mỗi khi thịnh nộ, lấy tay che mặt trời mặt trăng khiến sinh hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực.

7. Tứ thiên vương:

Trên A-tu-la một bậc là cõi trời Tứ thiên vương (S. Catūrmahārājakāyika-devā; P. Catummahārājikā), được ngự trị bởi bốn vị Hộ thế thiên vương. Mỗi vị trấn một góc Tu-di để bảo vệ trời Đao-lị ngăn quân A-tu-la kéo lên tấn công.

8. Phẩm Đao-lị thiên:

Đao-lị là phiên âm (S. Trāyastriṃśa; P. Tāvatiṃsa), dịch là Tam thập tam thiên, là cõi trời thứ hai thuộc Dục giới, được ngự trị bởi 33 vị Thiên vương mà đứng đầu là Thiên đế Thích. Cõi trời này ở ngay trên đỉnh Tu-di.

Trong cõi này, có rất nhiều cung điện, thành quách. Trung tâm là Thiện pháp đường (P. Sudhammā-sālā XE "Sudhammaø-saølaø" , S. Sudharmā devasabhā), là Hội trường của chư thiên, nơi tập họp nghị sự của chư thiên Đao-lị. Vị trí ở trong thành Thiện kiến, là nội thành của Thiên đế. Phía Bắc Thiện pháp đường là cung điện riêng của Thiên đế. Chung quanh có các khu vườn dành cho các đẳng cấp thiên thần khác nhau vào thưởng ngoạn, hưởng lạc. Khoảng giữa các khu vườn có cây đại thọ gọi la cây Trú độ, nghĩa đen là đo bóng ngày. Nó là một loại thời khắc kế của chư thiên. Gốc Sanskrit của nó Pārijātaka (P. Pāricchattaka). Trong Câu-xá, Huyền Trang dịch là Viên sinh thọ.

Kinh cũng tường thuật chi tiết sinh hoạt của chư thiên ở đây, nói về các thú vui, về lượng tuổi thọ v.v…

9. Phẩm Tam tai:

Nói về ba tai kiếp, ba kiếp tai họa, hay ba chu kỳ dẫn đến hủy diệt thế giới hoàn toàn.

Thứ nhất, tai kiếp lửa.

Mỗi tai kiếp gồm hai phần, phần đầu là sự biến mất của các chúng sinh ở những cấp mà tai kiếp sẽ xảy ra. Tai kiếp thứ nhất hủy diệt toàn bộ địa ngục, lên cho đến toàn bộ Sơ thiền bao gồm cả Phạm thiên giới. Các chúng sinh địa ngục dần dần thọ hết tội báo, hoặc tái sinh lên làm người, hoặc sinh lên cao hơn. Những nghiệp dẫn tái sinh các cõi thấp từ súc sinh xuống đến địa ngục, nếu còn lại, gọi là túc tàn nghiệp, thì chúng bấy giờ do nhân duyên cộng nghiệp nên không hiện hành; tất nhiên là không bị mất hẵn. Bấy giờ thế gian chỉ có từ cõi người trở lên. Trong đó, hết thảy đều tu tập, và chứng các bậc từ Nhị thiền trở lên. Tất cả loại nghiệp từ Sơ thiền trở xuống đều không hiện hành. Do đó, khi các chúng sinh này mạng chung thảy đều tái sinh từ các cõi thuộc Nhị thiền trở lên. Cho đến lúc, toàn bộ thế giới hữu tình từ Sơ thiền trở xuống biến mất. Bấy giờ bắt đầu phần hai của tai kiếp.

Quả đất bị hâm nóng bởi bảy mặt trời lần lượt xuất hiện. Trước hết do một trận đại cuồng phong làm lệch quỹ đạo mặt trời, khiến cho hai mặt trời xuất hiện, rồi ba, cho đến bảy. Sông ngòi khô cạn, rồi nước biển cạn cho đến khô kiệt. Rồi quả đất bốc cháy. Lửa thiêu hủy lên đến cõi Phạm thiên, ngưng lại phía dưới Quang âm thiên. Một thời gian lâu dài về sau, thế giới được phục hồi, từ cõi Phạm thiên trở xuống được cấu tạo trở lại. Các chúng sinh từ các cõi trời trên, khi phước tận, hành tận, chết ở đó, và do túc tàn nghiệp trước kia còn lại bây giờ hiện hành để dẫn tái sinh trở lại các cõi dưới. Thế giới hữu tình bắt đầu phục hồi, từ Sơ thiền, xuống đến địa ngục.

Đó là chu kỳ hủy diệt thứ nhất, do bởi lửa.

Thứ hai, do bởi nước.

Cũng chia làm hai phần như trên. Tai kiếp lần này hủy diệt lên đến toàn bộ Nhị thiền. Các chúng sinh lần lượt tái sinh lên các cõi Tam thiền hoặc cao hơn. Từ Nhị thiền trở xuống, thế giới hữu tình trống không. Sau đó một đám mây đen lớn tụ lại, đổ mưa xuống khắp nơi. Nước nóng như đun sôi, làm tiêu chảy hết các thứ đá, sắt thép, cho đến cả kim cang. Tất cả thiên cung cũng tiêu rụi, cho đến khi toàn bộ khí thế gian từ Nhị thiền trở xuống tiêu hủy sạch hết. Cũng như trước, một thời gian sau, thế giới bắt đầu được tái tạo, toàn bộ từ Nhị thiền xuống đến các tầng địa ngục. Do túc tàn nghiệp, các chúng sinh lần lượt tái sinh xuống, cho đến địa ngục. Như thế là tròn một chu kỳ hủy diệt thứ hai do bởi nước.

Thư ba, do bởi gió.

Chu kỳ này hủy diệt lên đến toàn bộ các cõi Tam thiền. Các chúng sinh lần lượt tái sinh lên Tứ thiền. Sau đó, một cơn lốc vũ trụ gọi là gió đại tăng-già nổi lên, xoáy mọi vật, từ các thiên cung, cho đến núi non, va chạm nhau, nghiền nát lẫn nhau, cho đến tất cả trở thành tro bụi. Gió thổi đám tro bụi bay tứ tán không còn dấu vết gì, thế giới hoàn toàn trống rỗng. Một thời gian lâu dài về sau nữa, thế giới bắt đầu phục hồi. Cũng như các lần tai kiếp trước, thiên giới và địa ngục lần lượt tràn đầy các hạng chúng sinh. Chu kỳ hủy diệt thứ hai hoàn tất.

10. Phẩm Chiến đấu:

Tường thuật các trận chiến giữa chư thiên Đao-lị và A-tu-la. Trước kia, cõi Đao-lị là thế giới của A-tu-la. Sau đó, 33 chúng sinh do phước báo rất lớn từ cõi người tái sinh lên. Do phước báo lớn, nên uy lực ngang với các thủ lãnh A-tu-la. Giai đoạn đầu, hai bên sống chung hòa bình. Nhưng A-tu-la thường buông trôi trong say sưa, phóng dật. Do đó, vào một dịp, khi các A-tu-la uống rượu say, 33 thiên thần này bèn hợp lực trói chúng lại, liệng xuống biển bắc. Sau đó, họ chiếm lĩnh Đao-lị, sắp đặt các đội quân bố phòng.

Các thủ lãnh A-tu-la sau khi tỉnh rượu, bèn tập hợp lực lương để chiếm lại Thiên cung. Trước khi đổ bộ lên đất liền chúng đụng độ với lực lương phòng thủ thứ nhất của Đế Thích là loài rồng, do Long vương Bạt-nan-đà chỉ huy.

Khi tuyến phòng thủ thứ nhất bị vỡ, Long vương dẫn quan rút lui về tuyến thứ hai hợp lực với quân Ca-lâu-la, tức kim súy điểu, ngăn chặn. Khi tuyến phòng thủ này cũng bị vỡ, các quỷ thần lại rút lui về tuyến thứ ba trấn bởi các quỷ thần Trì hoa, rồi lui về tuyến thứ tư trấn bởi các quỷ thần Thường lạc.

Tuyến cuối cùng bảo vệ cung thành của Đế Thích, trấn giữ bởi bốn vị Đại thiên vương. Nếu quan của Tứ Đại thiên vương cũng không đủ lực đẩy lui A-tu-la trở xuống biển, Thiên đế Thích đích thân lâm chiến. Ông cầu viện trợ lên các cõi trời trên, cho đến trời Tha hóa tự tại.

Đế Thích trực tiếp điều quân đánh nhau với A-tu-la, nhưng chống không lại, bèn rút lui tháo chạy. Quân A-tu-la đuổi theo truy kích. Khi xe Đế Thích tháo chạy đến gần một gốc cây trên đó có tổ chim con. Vì ông giữ giới bất sát, không thể làm hại chim con. Nếu kéo cả đoàn quân chạy ngang qua tổ chim sẽ bị rơi và chim con sẽ chết. Suy nghĩ như vây, Đế Thích liều bảo quân hộ giá quay xe trở lại chiến đấu. Đoàn quân A-tu-la đang đuổi theo, chợt thấy xe Đế Thích quay trở lại, tưởng là mình đã lọt vào ổ phục binh, chúng hoảng sợ, quay lại tháo chạy. Quân của Đế Thích nhân cơ hội, quay lại phản công. Cuối cùng bắt sống được thủ lãnh A-tu-la, trói dẫn về thiên cung.

Vì chỉ muốn hòa bình, Đế Thích bèn tổ chức hội luận với thủ lãnh A-tu-la, về công lý chiến tranh và hòa bình. Cuối cùng, Đế Thích lại chiến thắng trong luận chiến, Au-tu-la không còn cớ gây chiến nữa.

Kinh kết luận: Chư thiên và A-tu-la đánh nhau, là do bởi dục vậy.

11. Phẩm Ba trung kiếp:

Giữa thành kiếp và hoại kiếp, những chu kỳ tiến hóa và suy thoái của chúng sinh, lấy nhân loại làm tâm điểm, gọi là các trung kiếp. Mỗi trung kiếp được đánh dấu bằng sự kiện tăng hay giảm của tuổi thọ. Thoạt đầu, tuổi thọ trung bình nhân loại cực lâu là 8 vạn tuổi, giảm dần cho đến tuổi thọ trung bình chỉ còn 10 tuổi. Tuổi thọ càng giảm, sự phát triển về các mặt sinh dục và trí lực càng nhanh. Đó là một trung kiếp. Rồi từ 10 tuổi, tăng dần lên đến 8 vạn tuổi, như vậy hết một kiếp. Từ kiếp thành cho đến kiếp hoại, tựu trung có 20 đợt tăng giảm như vậy.

Khi kiếp giảm đến tuổi thọ trung bình chỉ 10 tuổi, đao binh tai nổi lên.Trong tâm mỗi con người bấy giờ chỉ độc nhất một niệm ác là giết. Cho nên, gặp ai là giết, như thợ săn gặp nai trên rừng. Ngọn cỏ lá cây đều biến thành vũ khí giết người lợi hại.

Phần lớn nhân loại bị tiêu diệt bởi đại họa này. Một số ít còn sống sót. Bấy giờ xảy ra tật dịch tai. Có lẽ do tàn sát nhau, chết nhiều quá không chôn cất hết, môi trường trở thành kịch độc, nên tật dịch lây nhiễm khởi lên, giết thêm hàng loạt con người nữa.

Số ít còn lại, có lẽ do bởi chiến tranh và tật dịch, nên thực phẩm trở thành khan hiếm, nạn đói xảy ra, giết thêm hàng loạt con người nữa.

Số ít còn lại bắt đầu tỉnh ngộ. Hoặc số ác tâm đã tàn sát lẫn nhau sạch hết rồi, số thiện ít ỏi còn lại trốn thoát các tai họa. Họ khuyến khích nhau tu thiện. Do thiện nghiệp được tích lũy, tuổi thọ càng lúc càng tăng, cho đến 8 vạn như trước kia.

Hết chu kỳ giảm rồi lại tăng. Hết chu kỳ tăng như vậy rồi lại giảm. Khi tăng tối đa, con người vì sung sướng quá, buông lung, dần dà quên mất tu thiện nên thoái hóa, đọa lạc. Cho đến giới hạn chót, lại hồi tỉnh, tu tập trở lại. Như vậy là vòng quay của thiện ác, tạo thành vòng quay của thế giới, sinh thành rồi hủy diệt. Diệt rồi lại sinh, lưu chuyển bất tận.

Tuy nhiên, chu kỳ tam tai kể trên không thống nhất trong các kinh luận. Chủ yếu có hai giải thích. Hoăc cả ba tai xảy ra liên tiếp trong một trung kiếp, đặc trưng là trung kiếp giảm. Hoặc cách khác, mỗi trung kiếp đặc trưng bởi tai họa, do đặc trưng bởi hoặc sân nhiều thì sinh đao binh tai; si nhiều thì sinh tật dịch tai; tham nhiều thì sinh cơ cẩn tai, đói kém. Tuy nhiên, những bất đồng này không quan trọng. Kinh điển chỉ cốt nhấn mạnh đến ý nghĩa vô thường, biến dịch, và sự thăng tiến hay thoái hóa do nguyên nhân thời đại của con người.

12. Phẩm Thế bản duyên:

Nội dung phẩm này gần đồng nhất với Kinh Tiểu duyên, chỉ có thuật chi tiết hơn. Như sự hình thành núi Tu-di, bốn châu thiên hạ. Nhưng cũng không chi tiết hơn các phẩm trên, mà chỉ chú trọng vào sự phát sinh và tiến hóa của con người và xã hội loài người, từ khởi thủy cho đến thời đức Thích Tôn.

Kinh cũng thiết lập phả hệ truyền thừa các đời vua, kể từ vị đầu tiên do dân bầu gọi là Đại bình đẳng chủ, truyền cho đến thời vua Tịnh Phạn và Thái tử Bồ tát Tất-đạt-đa và cuối cùng là La-hầu-la; nghĩa là phả hệ của dòng họ Thích của đức Thích Tôn.


Phật Việt, http://www.phatviet.com

© Nikaya Tâm Học 2024. All Rights Reserved. Designed by Nikaya Tâm Học

Giới thiệu

Nikaya Tâm Học là cuốn sổ tay internet cá nhân về Đức Phật, cuộc đời Đức Phật và những thứ liên quan đến cuộc đời của ngài. Sách chủ yếu là sưu tầm , sao chép các bài viết trên mạng , kinh điển Nikaya, A Hàm ... App Nikaya Tâm Học Android
Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

Tài liệu chia sẻ

  • Các bài kinh , sách được chia sẻ ở đây

Những cập nhật mới nhất

Urgent Notifications